Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trên thế giới, trung bình chiếm gần 5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước mỗi năm. Theo thống kê của Hải quan, hàng hóa các loại của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc 11 tháng qua đạt hơn 5,07 tỷ USD, tăng 17,55% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó riêng tháng 11 kim ngạch đạt 512,19 triệu USD, tăng 37% so với cùng tháng năm ngoái.
Dẫn đầu trong nhóm hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc đó là sản phẩm dệt may với 994,16 triệu USD, chiếm 19,61%, tăng 20,94% so với cùng kỳ; đứng thứ 2 là mặt hàng dầu thô 663,57 triệu USD, chiếm 13,09%, sụt giảm trên 11%; đứng thứ 3 là phương tiện vận tải, phụ tùng 559,45 triệu USD, chiếm 11,03%, tăng mạnh 182%; sau đó là thủy sản 463,77 triệu USD, chiếm 9,15%, tăng 5,12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đa số các nhóm hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc 11 tháng đầu năm nay đều có mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ; trong đó tăng mạnh nhất là nhóm hàng phương tiện vận tải, phụ tùng tăng tới 182%; tiếp đến sắn và sản phẩm sắn tăng 170%; hóa chất tăng 89%; máy vi tính, điện tử tăng 88,8%. Ngược lại, mặt hàng sắt thép các loại xuất khẩu sang Hàn Quốc bị sụt giảm mạnh tới 70,87%.
Những sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc 11 tháng đầu năm 2012
ĐVT: USD
Mặt hàng |
T11/2012 |
11T/2012 |
% tăng, giảm KN T11/2012 so với T11/2011 |
% tăng, giảm KN 11T/2012 so với cùng kỳ |
Tổng cộng |
512.189.233 |
5.070.069.795 |
+37,00 |
+17,55 |
Hàng dệt may |
87.802.802 |
994.159.014 |
+25,24 |
+20,94 |
Dầu thô |
111.003.431 |
663.574.198 |
* |
-11,04 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
43.073.696 |
559.449.674 |
+14,70 |
+182,01 |
Hàng thuỷ sản |
50.630.071 |
463.769.341 |
-7,74 |
+5,12 |
Xơ sợi dệt các loại |
22.156.140 |
214.259.840 |
+35,40 |
-21,54 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
22.588.998 |
203.331.611 |
+13,85 |
+19,99 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
18.286.830 |
183.188.005 |
-8,23 |
+27,25 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
28.151.644 |
182.817.456 |
+208,95 |
+88,82 |
Giày dép các loại |
16.657.164 |
162.730.904 |
+3,67 |
+22,19 |
Cao su |
9.040.210 |
104.340.160 |
-29,36 |
-14,01 |
Xăng dầu các loại |
7.988.002 |
103.820.266 |
-25,12 |
+15,45 |
Than đá |
2.409.600 |
95.048.905 |
-75,06 |
-26,40 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
4.315.053 |
68.008.639 |
-42,94 |
-3,22 |
Cà phê |
6.887.865 |
67.943.376 |
-26,58 |
+10,74 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
7.653.061 |
55.685.798 |
+200,15 |
+27,76 |
Túi xách, va li, mũ, ô dù |
4.051.141 |
46.245.636 |
+10,76 |
+22,40 |
Sản phẩm từ sắt thép |
4.329.601 |
43.769.745 |
-14,78 |
-12,54 |
Sắn và sản phẩm từ sắn |
1.669.412 |
40.670.042 |
+161,87 |
+169,98 |
Sản phẩm hoá chất |
1.640.354 |
34.593.967 |
-23,63 |
+47,26 |
sản phẩm từ chất dẻo |
2.652.617 |
28.823.079 |
+2,83 |
+7,26 |
Sắt thép các loại |
1.058.309 |
24.915.438 |
-56,39 |
-70,87 |
sản phẩm từ cao su |
1.801.752 |
22.759.325 |
+46,77 |
+54,32 |
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc |
3.695.443 |
22.563.669 |
+62,10 |
+6,13 |
Hàng rau qủa |
2.347.203 |
19.968.053 |
+211,97 |
+9,51 |
Dây điện và dây cáp điện |
2.189.059 |
19.807.594 |
-9,66 |
-35,84 |
Hạt tiêu |
983.060 |
17.838.398 |
+59,44 |
+49,63 |
Hoá chất |
597.488 |
15.023.521 |
-64,94 |
+89,06 |
sản phẩm gốm, sứ |
1.429.497 |
14.579.996 |
+30,97 |
+38,20 |
Thuỷ tinh và sản phẩm từ thủy tinh |
866.463 |
12.003.398 |
+0,15 |
-9,97 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
893.090 |
10.357.961 |
-10,54 |
+37,27 |
Quặng và khoáng sản khác |
695.300 |
9.226.132 |
-60,04 |
+32,75 |
Sản phẩm mây, tre, cói thảm |
484.766 |
5.594.018 |
+19,73 |
+10,72 |
Đá qúi, kim loại quí và sản phẩm |
345.407 |
3.664.472 |
+15,10 |
+12,55 |
Chất dẻo nguyên liệu |
291.935 |
3.610.352 |
+0,71 |
-14,42 |
Xuất khẩu sang Hàn Quốc cần chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm: Ngày 12-12, tại hội thảo “Hội nhập kinh tế quốc tế - Tận dụng các FTA để XK sang các đối tác và khu vực- Trường hợp điển hình thị trường Hàn Quốc” do Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp với Trung tâm WTO TP.HCM tổ chức, các chuyên gia đã có nhiều lưu ý khi tiếp cận thị trường Hàn Quốc.
Bà Trịnh Nam Phương, Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, Hàn Quốc là nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, EU và Nhật Bản. Thời gian qua, mặt hàng thủy sản tăng trưởng tốt do nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường Hàn Quốc tăng cao, năng lực sản xuất của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, hai nước đã tăng cường hợp tác kiểm dịch chất lượng.
Tuy nhiên, khi nhập khẩu vào Hàn Quốc các doanh nghiệp sẽ chịu sự kiểm soát của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng. Thuế nhập khẩu thường từ 10 đến 30%. Hầu hết các mặt hàng cá đông lạnh và philê cá đông lạnh chịu mức thuế nhập khẩu 10%.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc sẽ phải chịu sự kiểm tra về vệ sinh rất khắt khe như Cục thanh tra chất lượng Thủy sản Hàn Quốc và Cục thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc.
Bênh cạnh đó, một trong những điều quan trọng khi đàm phán với các nhà nhập khẩu Hàn Quốc là khả năng cung cấp các chi tiết về tỉ lệ thủy sản chết và các điều kiện đóng gói cần được làm rõ, các trách nhiệm liên quan phải được giải quyết. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tiếp cận nhanh, bền chặt với nhà nhập khẩu có kinh nghiệm chuyên nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc và thiết lập các kênh phân phối tới các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch, siêu thị, cửa hàng bách hóa tổng hợp của Hàn Quốc.
Đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu vào Hàn Quốc, ông Chu Thắng Trung, Phó Vụ trưởng, Vụ châu Á Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết, Hàn Quốc có sự quản lí chặt chẽ về mặt hàng rau quả tươi. Cụ thể, việc nhập khẩu hoa quả tươi được xét theo từng loại quả, trong đó ưu tiên nhập khẩu dừa, dứa, chuối. Các loại rau quả khác nếu muốn nhập khẩu phải thông qua quá trình đàm phán rất dài hoặc thông qua các nước đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của Hàn Quốc mới được chấp nhận.
Chẳng hạn, đối với trường hợp quả Thanh Long của Việt Nam để được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc phải trải qua quá trình xem xét hồ sơ khoảng 4-5 năm và khi xuất khẩu doanh nghiệp phải đảm bảo quá trình xử lí nhiệt. Điều này khiến giá thành quả Thanh Long xuất khẩu bị đội lên cũng gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, đối với mặt hàng như gạo, sắn… khi nhập khẩu vào Hàn Quốc, các chuyên gia cũng lưu ý doanh nghiệp một số điểm như: cần tuân theo quy chế đặc thù, việc phân bổ hạn ngạch dành riêng cho một số đối tác, việc đặt cọc 10% giá trị hợp đồng, điều kiện giao nhận hàng, thuế ngoài hạn ngạch cao… nhằm tránh rủi ro khi xuất khẩu.
Theo Vinanet
|