|
Vương quốc Bỉ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 22/3/1973, khoảng hơn hai tháng sau khi Hiệp định Paris được ký kết.
Trong 40 năm qua, Vương quốc Bỉ và Việt Nam đã phát triển các mối quan hệ đối tác chặt chẽ thông qua các trao đổi chính trị cấp cao và trong các lĩnh vực như hợp tác phát triển, giáo dục và văn hoá, cũng như thương mại và đầu tư. Nhiều cơ hội hợp tác khác đang chờ đón Vương quốc Bỉ và Việt Nam
Bước khởi đầu của hợp tác phát triển giữa hai nước là việc Bỉ đã chuyển giao một số đầu máy xe lửa cho Việt Nam. Những phương tiện giao thông đáng tin cậy này đã rất có ích cho hệ thống đường sắt của Việt Nam bị tàn phá bởi chiến tranh và đã là minh chứng tuyệt vời về sự hỗ trợ của Bỉ dành cho Việt Nam. Hiện nay, sau 30 năm, nhờ chất lượng tốt, những chiếc tàu này vẫn đang được sử dụng. Sau đó, Bỉ viện trợ kỹ thuật tập trung vào lĩnh vực dệt may và giáo dục, thông qua các khoản viện trợ phát triển chính thức và học bổng.
Từ những năm 90, hợp tác song phương giữa Vương quốc Bỉ và Việt Nam được mở rộng cho các mục tiêu xã hội và giảm nghèo thông qua giáo dục, đào tạo, vệ sinh môi trường và y tế cộng đồng. Hiện nay, hợp tác song phương chủ yếu trong lĩnh vực quản lý nguồn nước liên quan đến biến đổi khí hậu, quản trị nhà nước và xây dựng năng lực.
Chính quyền các vùng, các trường đại học và các tổ chức phi Chính phủ của Bỉ cũng đã phát triển các quan hệ đối tác với Việt Nam. Đặc biệt, Cộng đồng nói tiếng Pháp của Bỉ tập trung chương trình hợp tác vào một số lĩnh vực như y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng.
Mối quan hệ của nhân dân hai nước ngày càng phát triển nhanh chóng. Hàng năm, khoảng mười nghìn khách du lịch Bỉ tới Việt Nam và khoảng ba nghìn công dân Việt Nam xin visa đi du lịch ở Bỉ. Ngoài ra, trao đổi văn hoá diễn ra ở cấp Chính phủ, các Tổ chức phi Chính phủ và tư nhân.
Nhờ các lợi thế như vị trí trung tâm, cảng lớn thứ hai của Châu Âu, cơ sở hạ tầng hiện đại và quy mô, và nguồn nhân lực sáng tạo và chất lượng cao, đối với Việt Nam, Bỉ là trung tâm của thị trường Liên minh Châu Âu. Những lợi thế này của Bỉ sẽ được phát huy hơn nữa khi Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu được ký kết.
Các mối quan hệ kinh tế giữa Vương quốc Bỉ và Việt Nam ngày càng được tăng cường qua các năm thông qua sự hợp tác về thương mại và đầu tư. Thương mại hai chiều tăng 70% trong giai đoạn từ 2003 đến 2011.
Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho biết, năm 2012, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt trên 1,5 tỷ USD, ngang bằng so với năm trước. Sang năm 2013, tháng đầu năm Việt Nam xuất siêu sang Bỉ với kim ngạch 94 triệu USD, đạt 124,4 triệu USD, tăng 58,05% so với tháng 1/2012.
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng sang Bỉ là giày dép các loại, hàng dệt may, cà phê, túi xách, hàng thủy sản… với kim ngạch đạt lần lượt trong tháng 1/2013 là 49,8 triệu USD, 15,3 triệu USD, 13,9 triệu USD và 6,8 triệu USD…Trong đó, hàng giày dép đạt kim ngạch cao nhất, tăng 63,2% so với tháng 1/2012. Trong những mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Bỉ trong tháng đầu năm này, có 3 mặt hàng giảm kim ngạch đó là gỗ và sản phẩm (giảm 3,25%); đá quý, kim loại quý và sản phẩm (giảm 21,19%); hạt tiêu (giảm 30,21%); máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (giảm 5,58%).
Ngoài ra Việt Nam nhập khẩu từ Bỉ các mặt hàng như sữa và sản phẩm từ sữa, thức ăn gia súc, hóa chất, dược phẩm, phân bón….
Đối với thị trường Bỉ, xuất khẩu và đầu tư của nước này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp kim cương, dịch vụ cảng và các khu công nghiệp, công nghệ cao, chăm sóc y tế, giao nhận vận tải cà phê, chế biến ca cao, hoá chất và dược phẩm..
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bỉ tháng đầu năm 2013
ĐVT: USD
|
KNXK T1/2013 |
KNXK T1/2012 |
% so sánh |
KNXK |
124.471.543 |
78.752.212 |
58,05 |
giày dép các loại |
49.812.034 |
30.521.561 |
63,20 |
hàng dệt, may |
15.391.037 |
10.041.696 |
53,27 |
cà phê |
13.909.562 |
8.661.838 |
60,58 |
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù |
8.965.625 |
5.974.109 |
50,07 |
hàng thủy sản |
6.892.756 |
5.380.529 |
28,11 |
gỗ và sản phẩm gỗ |
3.555.390 |
3.674.676 |
-3,25 |
máy móc, thiếtbij, dụng cụ phụ tùng khác |
2.806.084 |
1.902.814 |
47,47 |
sản phẩm từ chất dẻo |
1.907.032 |
1.083.293 |
76,04 |
gạo |
1.851.931 |
245.245 |
655,14 |
cao su |
1.422.821 |
1.090.968 |
30,42 |
đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
1.069.147 |
1.356.594 |
-21,19 |
sản phẩm từ sắt thép |
958.027 |
941.575 |
1,75 |
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
935.746 |
776.587 |
20,49 |
sản phẩm gốm, sứ |
869.778 |
321.981 |
170,13 |
hạt tiêu |
507.630 |
727.365 |
-30,21 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
393.116 |
284.968 |
37,95 |
hạt điều |
374.024 |
|
* |
máy ảnh, máy quay phim và linh kiện |
344.977 |
365.379 |
-5,58 |
sắt thép các loại |
118.027 |
|
* |
(Nguồn: TCHQ)
Theo Vinanet
|