Quan hệ chính thức giữa Phần Lan và Việt Nam bắt đầu từ năm 1972, khi Phần Lan công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 28/12/1972. Quan hệ ngoại giao được thiết lập sau đó vào ngày 25/1/1973, hai ngày trước khi ký Hiệp định Hòa bình Paris. Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội thành lập vào năm 1974.
Việt Nam trở thành một trong những nước đối tác lâu năm trong chính sách hợp tác phát triển của Phần Lan. Kể từ năm 1973, Phần Lan đã tài trợ cho Việt Nam hơn 400 triệu USD. Hiện nay, chương trình hợp tác phát triển song phương của Phần Lan tại Việt Nam tập trung vào nước sạch và vệ sinh môi trường, lâm nghiệp, và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, Phần Lan cũng hỗ trợ các lĩnh vực khác, ví dụ như phòng chống tham nhũng, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tăng trưởng xanh và các công việc liên quan đến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Các chương trình hợp tác phát triển hiện nay của Phần Lan tại Việt Nam trị giá khoảng 210 triệu USD.
Quan hệ mậu dịch và thương mại giữa Phần Lan và Việt Nam cũng phát triển ổn định. Khoảng 60 công ty Phần Lan đang có mặt tại Việt Nam. Theo số liệu từ phía Việt Nam, Phần Lan đứng thứ 26 trong số 96 nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, với tổng số dự án trị giá khoảng 335 triệu USD. Finnair, hãng hàng không quốc gia Phần Lan, có kế hoạch mở đường bay mới nối thẳng Hà Nội và Helsinki vào tháng 6 năm 2013.
Nếu năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Phần Lan mới đạt khoảng 210 triệu USD thì đến năm 2012, kim ngạch hai chiều đã vượt mức 300 triệu USD, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó xuất khẩu đạt 99 triệu USD và nhập khẩu hơn 200 triệu USD.
Số liệu từ TCHQ Việt Nam, 2 tháng đầu năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 109,7 triệu USD, trong đó xuất khẩu 13,1 triệu USD, giảm 17,92% so với cùng kỳ năm 2012.
Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Phần Lan là sản phẩm từ chất dẻo, cao su, gỗ và sản phẩm, hàng dệt may, giày dép, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Phần Lan tháng 2, 2 tháng 2013
ĐVT: USD
|
KNXK T2/2013 |
KNXK 2T/2013 |
Tổng KNXK |
5.816.778 |
13.160.024 |
sản phẩm từ chất dẻo |
484.925 |
845.323 |
cao su |
1.871.947 |
2.191.483 |
gỗ và sản phẩm gỗ |
309.780 |
1.295.964 |
hàng dệt may |
183.135 |
1.106.382 |
giày dép các loại |
305.282 |
834.988 |
máy vi tính, sp điện tử và linh kiện |
|
22.973 |
máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng khác |
103.502 |
203.292 |
Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Phần Lan các mặt hàng sản phẩm hóa chất, chất dẻo nguyên liệu, máy móc thiết bị, ô tô, giấy… với kim ngạch trong 2 tháng đầu năm là 54,8 triệu USD.
Thống kê hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Phần Lan 2 tháng 2013
ĐVT: USD
|
KNNK T2/2013 |
KNNK 2T/2013 |
Tổng KNNK |
3.293.214 |
54.896.892 |
Sản phẩm hóa chất |
457.584 |
1.446.908 |
chất dẻo nguyên liệu |
|
135.267 |
gỗ và sản phẩm gỗ |
412.699 |
1.935.518 |
giấy các loại |
887.840 |
2.912.557 |
sắt thép các loại |
68.628 |
1.061.967 |
máy vi tính, sp điện tử và linh kiện |
22.190 |
40.833 |
máy móc,tbi, dụng cụ, phụ tùng khác |
690.838 |
44.040.392 |
ô tô nguyên chiếc các loại |
|
792.304 |
Về đầu tư, tính đến hết năm 2012, Phần Lan đầu tư sang Việt Nam 8 dự án với tổng vốn trên 336 triệu USD, đứng thứ 26 trong tổng số 98 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Các dự án của Phần Lan thuộc loại nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp như sản xuất keo công nghiệp, hàng may mặc, sản xuất gỗ và chế tạo ngư nghiệp.
Ngày 25/3/2013, đại diện ĐSQ Phần Lan cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh tại thị trường Phần Lan thông qua Chương trình kết nối doanh nghiệp Việt Nam- Phần Lan.
Hiện Phần Lan đang nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm giày dép, nội thất, dệt may, thiết bị văn phòng và CNTT. Các lĩnh vực tiềm năng trong tương lai sẽ là CNTT, công nghệ sạch, chăm sóc sức khỏe, công nghệ, kinh doanh giáo dục, đầu tư. Đến thời điểm này đã có 60 - 100 công ty Phần Lan có đại diện tại Việt Nam.
Cơ hội kinh doanh tại thị trường Phần Lan càng lớn hơn khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đang trong tiến trình đàm phán sắp được ký kết. Hiện Phần Lan và Việt Nam đang tìm kiếm các cách thức hợp tác mới, chẳng hạn các quan hệ đối tác giữa những công ty và các tổ chức.
Đặc biệt, chính sách Phát triển Phần Lan cũng hỗ trợ năng lực thương mại của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, Phần Lan còn có một số công cụ hỗ trợ quan hệ đối tác kinh doanh ở cả 3 cấp độ: Toàn cầu, khu vực, chương trình song phương ở cấp quốc gia.
Trong đó, Chương trình hỗ trợ toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam, có thể cung cấp các khoản vay hay đầu tư cổ phần trong các dự án có quan tâm chính của Phần Lan (như quyền sở hữu, công nghệ, thiết bị, quan hệ đối tác), hoặc các tác động chính về môi trường. Chương trình hỗ trợ khu vực, trong đó có Việt Nam, tập trung vào năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và công nghệ sạch. Còn Quỹ hợp tác địa phương của Phần Lan chính là một công cụ thúc đẩy quan hệ đối tác tư nhân giữa Phần Lan và Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực CNTT, công nghệ môi trường và công nghệ sạch…
Theo vinanet