Các tàu phá băng hiện đại cùng các vỏ tàu chống băng tăng cường cũng như giá cước cao đang mở ra các kênh vận chuyển quanh Bắc cực qua Âu Á và Bắc Mỹ.
Lưu thông container qua tuyến này được dự báo sẽ tăng 5-14% cho đến năm 2020, trong đó 10% dự kiến sẽ tạo ra được 683 tỷ USD, theo Bộ Giao thông của Na Uy.
Các tàu phá băng cùng với việc băng tan đang mở ra Tuyến đường Biển Bắc (NSR) đến châu Âu.
Các cảng Nga và Na Uy trên tuyến, như Narvik, đang phát triển để đáp ứng với nhu cầu lưu thông gia tăng từ các hãng vận tải Hàn Quốc và Trung Quốc. Việc lưu thông thương mại sẽ như thường lệ nhưng các chuyến vận chuyển nguyên liệu công nghiệp đến và đi châu Âu dự kiến sẽ tăng, theo ông Bard Hoksurd, thứ trưởng bộ giao thông Na Uy.
Trong một bài báo trên Lloyd's Loading List, ông Hoksurd nhận định tuyến NSR có lợi cho tất cả các bên, cho phép các hãng tàu tiết kiệm đáng kể nhiên liệu và thời gian vận chuyển giữa các khu vực thương mại lớn như châu Âu/Bờ Đông và Bờ tây Hoa Kỳ và Đông Á hoặc các tuyến Tây bắc Âu/Đông Á.
“Cả Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ trở thành những quốc gia khai khoáng dẫn đầu về quặng sắt, nickel, đồng và uranium tại Greenlang trong những năm sắp tới,” ông nói. “Trung Quốc đã đề nghị 1 khoản đầu tư ban đầu 3 tỷ euro (3.8 tỷ USD) vào các mở mới mở ở Greenland cho đến năm 2016.”
Năm ngoái, chuyến hành trình Bắc cực do Viện nghiên cứu địa cực của Trung Quốc tiến hành sử dụng tàu phá băng Tuyết Long đến Iceland đã cho thấy khả năng vận chuyển đúng giờ và tiết kiệm chi phí để đến châu Âu cũng như Bắc Mỹ.
Giám đốc viện, ông Huigeng Yang, cho biết hành trình này sẽ rút ngắn khoảng cách từ Shanghai đến Hamburg 5,185km so với đi qua kênh Suez.
Các số liệu lưu thông tăng gấp đôi trên tuyến NSR từ năm 2011 đến năm 2012 so với năm 2010, khi chỉ có bốn tàu thử nghiệm trên tuyến. Sản lượng hàng đi trên tuyến tăng 53% đạt to 820,789 so với năm 2011.
Theo Asian Shipper News