Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Trung Quốc nợ ngập đầu

5/14/2013 9:49:54 AM

Tình trạng bùng nổ tín dụng ở Trung Quốc (TQ) đã khiến nhiều doanh nghiệp gánh chịu những khoản nợ lớn và các chính quyền địa phương vướng vào vòng nợ nần hàng tỉ nhân dân tệ. Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ ước tính nợ của chính phủ trung ương TQ tương đương 15% giá trị nền kinh tế nước này vào cuối năm 2012.

Nợ đến 200% GDP

Đài CNN đã nêu ra một thông tin bất ngờ hơn: Nếu khoản nợ của tập thể và hộ gia đình ở TQ cũng được tính đến, tổng số nợ của nước này tăng lên đến hơn 200% tổng sản phẩm nội địa (GDP). So với các nước đang phát triển khác, TQ đứng hàng đầu về mặt nợ nần.

Gần đây, các nhà phân tích của Ngân hàng UBS đặt vấn đề hết sức rõ ràng: Chúng ta có nên lo lắng về vấn đề nợ của TQ hay không? Theo họ, câu trả lời là một tiếng “Có” dứt khoát. Các nhà phân tích lo ngại rằng hoạt động tín dụng ở TQ đang trở nên không hiệu quả và đạt đến một quy mô có thể làm suy yếu dần sự tăng trưởng nếu chính phủ trung ương bị buộc phải hỗ trợ các chính quyền địa phương hoặc các cơ quan không trả được nợ.

Thực ra, sự vay mượn tràn lan ở TQ đã từng đem lại lợi ích. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, chính phủ TQ đã ra lệnh mở ra các kênh tín dụng. Khi ấy, ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã hưởng ứng lệnh của chính phủ, cung cấp tài chính cho các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng có quy mô lớn.

Vốn đầu tư gia tăng đã giúp TQ vượt qua cuộc khủng hoảng trên một cách khá yên ổn. Sự tăng trưởng GDP giảm nhẹ xuống mức 8% sau khi đã tăng lên đến 10%. Thế nhưng, quan trọng là TQ đã thoát được tình trạng khó khăn mà các quốc gia khác phải trải qua.

Những nhận định trái chiều

Vấn đề ở đây là sự cấp phát tín dụng một lần nữa lại đang tăng lên nhưng sự tăng trưởng không được cụ thể hóa, điều đó đã khiến một số người nghi ngờ liệu kinh tế TQ có đang bị trì trệ hay không. Các kinh tế gia của Ngân hàng UBS nhận định rằng dường như sự gia tăng tín dụng hiện nay ở TQ đã không còn đạt hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế như trước. Trong khi đó, tình hình tài chính của các chính quyền địa phương ở TQ vẫn mang tiếng là không rõ ràng và quan hệ đối tác với các doanh nghiệp địa phương đặc biệt u ám.

Mức độ nợ nần của chính quyền địa phương hiện cao đến mức vào một thời điểm nào đó, Bắc Kinh có thể bị buộc phải gánh lấy một phần số nợ này. Thế nhưng, một số nhà phân tích khác cho rằng nỗi phiền muộn nợ nần của TQ đã bị cường điệu do vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Theo họ, TQ có tài sản hàng ngàn tỉ USD có thể được sử dụng để trả nợ.

Chẳng hạn như đất đai mà các chính quyền địa phương sở hữu có thể đem bán đi để chống đỡ cho các xí nghiệp quốc doanh. Thêm vào đó, nền kinh tế TQ vẫn còn tăng trưởng khoảng 7%-8%/năm, một tốc độ đủ nhanh để giải quyết được phần nhiều trong gánh nặng nợ nần đang gia tăng.

 

Theo Người Lao Động

TIN LIÊN QUAN
Xuất khẩu sang Trung Quốc: Nhiều hàng nông sản gặp khó (6/4/2014 9:34:28 AM)
Nỗi lo từ chính quyền cảng Trung Quốc (5/29/2014 9:18:46 AM)
Các nhà kinh doanh thủy sản Trung Quốc gặp khó (5/22/2014 10:07:19 AM)
Nga - Trung sắp xây cầu đường sắt xuyên biên giới đầu tiên (5/22/2014 9:01:48 AM)
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Cần chủ động, tránh lợi trước mắt (5/19/2014 8:44:44 AM)
Trung Quốc tính xây tuyến tàu cao tốc tới Mỹ (5/10/2014 9:22:33 AM)
Nhập khẩu tôm giống của Trung Quốc trong năm 2014 (5/6/2014 11:21:01 AM)
Cơ hội giảm nhập siêu từ Trung Quốc (4/19/2014 10:05:23 AM)
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh (3/28/2014 10:06:17 AM)
Năm 2030: Trung Quốc sẽ trở thành thị trường XK lớn của Việt Nam (3/20/2014 9:56:29 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Hướng đi mới vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp (5/14/2013 9:36:04 AM)
Cung cầu vàng sẽ thay đổi lớn? (5/14/2013 9:33:45 AM)
Việt Nam - Malaysia sẽ ký thỏa thuận hợp tác về gạo (5/13/2013 10:18:16 AM)
Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu hồi phục (5/13/2013 10:17:29 AM)
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục tăng mạnh (5/13/2013 10:16:52 AM)
Việt-Lào thúc đẩy hợp tác tài chính, chứng khoán (5/13/2013 10:15:21 AM)
Lúa ngập kho, đầu ra hẹp (5/13/2013 10:13:02 AM)
Bình Định đối thoại trực tiếp về dự án lọc dầu 27 tỷ USD (5/13/2013 10:12:19 AM)
Yen phá đáy 100 lần đầu tiên sau 4 năm (5/11/2013 9:48:10 AM)
Hợp tác Việt Nam – Ba Lan: Cơ hội mới (5/11/2013 9:47:06 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com