|
Tháng 5/2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản thu về 1,1 tỷ USD, tăng 15,17% so với tháng 4/2013, nâng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này 5 tháng đầu năm 2013 lên 5,2 tỷ USD, giảm nhẹ 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giảm nhẹ, nhưng Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, chỉ đứng thứ hai sau thị trường Hoa Kỳ (5 tháng 2013, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 8,8 tỷ USD).
Những mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản giảm kim ngạch trong thời gian này là dầu thô giảm 23,28%, đạt kim ngạch 933,7 triệu USD – đây là thị trường đạt kim ngạch cao nhất trong 5 tháng đầu năm, chiếm 17,6% trong tổng kim ngạch. Tính riêng tháng 5/2013, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Nhật Bản đạt kim ngạch 202,7 triệu USD, tăng 29,38% so với tháng liền kề trước đó.
Góp phần làm giảm kim ngạch sang thị trường Nhật Bản là mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, giảm 2,84% so với cùng kỳ, đạt 480,5 triệu USD, tuy nhiên nếu tính riêng tháng 5/2013 thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại tăng trưởng, tăng 9,18% so với tháng 4/2013, tương đương với 102,1 triệu USD.
Xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện sang Nhật Bản trong thời gian này cũng giảm kim ngạch, giảm 88,3% so với cùng kỳ năm 2012, tương đương với 5,1 triệu USD – đáng chú ý đây là mặt hàng có kim ngạch giảm mạnh nhất.
Ngoài những mặt hàng làm giảm kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản kể trên, trong 5 tháng đầu năm 2013 còn các mặt hàng giảm như: hàng thủy sản (giảm 3,79%); Cao su (giảm 23,49%); quặng và khoáng sản khác (giảm 45,10%)…
Bên cạnh những mặt hàng kim ngạch giảm, thì những mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng như: xơ sợi dệt các loại (tăng 38,89%) đạt 12,6 triệu USD; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc (tăng 15,57%) đạt 11,4 triệu USD; giày dép các loại (tăng 22,16%) đạt 153,3 triệu USD,….
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tháng 5, 5 tháng 2013
ĐVT: USD
|
KNXK T4/2013 |
KNXK T5/2013 |
KNXK 5T/2013 |
KNXK 5T/2012 |
% +/- Kn so T4/2013 |
% +/- KN so cùng kỳ |
Tổng kim ngạch |
1.030.585.711 |
1.186.888.964 |
5.289.945.574 |
5.342.679.738 |
15,17 |
-0,99 |
Dầu thô |
156.703.534 |
202.740.438 |
933.721.689 |
1.217.114.443 |
29,38 |
-23,28 |
hàng dệt, may |
170.923.674 |
172.988.195 |
867.717.572 |
722.209.316 |
1,21 |
20,15 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
137.985.344 |
165.471.994 |
710.804.150 |
688.055.788 |
19,92 |
3,31 |
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
93.551.129 |
102.139.134 |
480.507.339 |
494.530.710 |
9,18 |
-2,84 |
Hàng thủy sản |
98.288.943 |
102.331.796 |
388.970.389 |
404.298.642 |
4,11 |
-3,79 |
gỗ và sản phẩm gỗ |
60.460.238 |
72.719.730 |
305.863.144 |
258.155.050 |
20,28 |
18,48 |
sản phẩm từ chất dẻo |
34.926.334 |
36.375.324 |
163.631.950 |
138.942.790 |
4,15 |
17,77 |
giày dép các loại |
22.384.265 |
33.256.167 |
153.399.457 |
125.572.801 |
48,57 |
22,16 |
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
21.676.726 |
24.941.179 |
124.471.780 |
138.456.945 |
15,06 |
-10,10 |
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù |
19.705.598 |
16.100.792 |
93.277.924 |
70.273.567 |
-18,29 |
32,74 |
hóa chất |
17.160.812 |
20.689.133 |
85.009.939 |
58.112.521 |
20,56 |
46,29 |
cà phê |
16.930.247 |
17.981.098 |
79.297.718 |
85.226.258 |
6,21 |
-6,96 |
Dây điện và dây cáp điện |
12.620.740 |
24.941.528 |
77.795.229 |
70.977.522 |
97,62 |
9,61 |
Than đá |
10.339.810 |
28.903.994 |
69.736.116 |
69.674.215 |
179,54 |
0,09 |
sản phẩm từ sắt thép |
11.810.917 |
14.272.180 |
62.770.544 |
58.884.514 |
20,84 |
6,60 |
sản phẩm hóa chất |
8.423.874 |
9.682.533 |
48.653.832 |
59.558.853 |
14,94 |
-18,31 |
Kim loại thường và sản phẩm |
8.565.448 |
8.192.430 |
41.834.645 |
33.919.160 |
-4,35 |
23,34 |
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh |
9.346.398 |
9.278.105 |
33.412.138 |
19.037.559 |
-0,73 |
75,51 |
sản phẩm gốm, sứ |
6.176.458 |
5.944.751 |
30.142.244 |
27.430.080 |
-3,75 |
9,89 |
giấy và các sản phẩm từ giấy |
5.745.762 |
6.030.145 |
28.714.369 |
32.160.365 |
4,95 |
-10,72 |
Hàng rau quả |
6.306.161 |
5.658.249 |
25.855.905 |
20.179.942 |
-10,27 |
28,13 |
sản phẩm từ cao su |
4.545.443 |
5.136.015 |
23.314.384 |
22.910.776 |
12,99 |
1,76 |
đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
3.354.710 |
3.567.505 |
16.097.734 |
14.643.847 |
6,34 |
9,93 |
sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
2.707.532 |
3.392.910 |
14.465.507 |
15.090.349 |
25,31 |
-4,14 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện |
1.998.484 |
2.308.334 |
12.796.760 |
27.401.376 |
15,50 |
-53,30 |
Xơ sợi dệt các loại |
2.463.296 |
3.199.274 |
12.688.435 |
9.135.928 |
29,88 |
38,89 |
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
2.521.630 |
3.102.454 |
11.440.765 |
9.899.337 |
23,03 |
15,57 |
cao su |
2.172.683 |
1.882.109 |
10.028.607 |
13.107.168 |
-13,37 |
-23,49 |
Quặng và khoáng sản khác |
1.906.950 |
2.506.674 |
7.168.404 |
13.057.855 |
31,45 |
-45,10 |
hạt tiêu |
1.629.409 |
1.615.845 |
7.011.841 |
6.254.706 |
-0,83 |
12,11 |
chất dẻo nguyên liệu |
1.239.952 |
1.021.141 |
6.188.052 |
6.936.162 |
-17,65 |
-10,79 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
1.058.899 |
1.015.351 |
5.179.708 |
44.257.024 |
-4,11 |
-88,30 |
Hạt điều |
835.905 |
573.712 |
3.150.560 |
3.221.629 |
-31,37 |
-2,21 |
sắt thép các loại |
247.885 |
596.921 |
2.453.298 |
2.920.376 |
140,81 |
-15,99 |
sắn và các sản phẩm từ sắn |
|
149.148 |
674.522 |
1.193.928 |
* |
-43,50 |
Xăng dầu các loại |
|
|
|
24.362.395 |
* |
* |
(Nguồn số liệu: TCHQ Việt Nam)
Đối với nhóm hàng thực phẩm đồ uống xuất khẩu sang Nhật Bản - Là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, với dân số khoảng trên 125 triệu người, Nhật Bản hiện là một trong những nước nhập khẩu thực phẩm đồ uống lớn nhất thế giới.
Trong giai đoạn 2009-2013, Nhật Bản đứng thứ hai trong số các nước nhập khẩu chính nhóm hàng thực phẩm đồ uống của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu nhiều hàng thực phẩm đồ uống sang thị trường này, với kim ngạch đạt 1,36 tỷ USD.
Với thị trường Nhật Bản, hàng thực phẩm đồ uống xuất khẩu của Việt Nam gồm: thủy sản tươi sống, cà phê, chè, gia vị, các chế phẩm từ thịt, cá và rau quả tươi,… Trong đó, thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt xấp xỉ 1,1 tỷ USD, chiếm gần 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.
Tính đến hết tháng 4 năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thực phẩm đồ uống của Việt Nam sang thị trường này đạt 392,84 triệu USD, giảm nhẹ 3,1% so với cùng kỳ năm 2012.
Đối với ngành thực phẩm, hiện Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, đặc biệt tập trung ở một số mặt hàng như hạt tiêu, gạo, rau quả, cà phê. Tuy nhiên, đối với thị trường Nhật Bản, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cao.
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu các thông tin về xu hướng tiêu dùng, nhu cầu, các quy trình, quy định về chất lượng, thiết kế, đóng gói sản phẩm, cũng như các thủ tục thương mại cần thiết để xuất khẩu hàng thực phẩm sang Nhật.
Theo vinanet
|