Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Tranh cãi về quy định ngưng xuất khẩu

7/5/2013 9:32:25 AM

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng việc đưa ra quy định nếu doanh nghiệp có 4 lô hàng bị cảnh báo không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong vòng 6 tháng thì bị ngưng xuất khẩu là không hợp lý. Còn Nafiqad, đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm, lại cho đó là cách để bảo vệ ngành thủy sản.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang lấy ý kiến cho dự thảo thay thế thông tư 55/201/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.

Theo Vasep, thực tế những lô hàng thủy sản xuất khẩu bị phát hiện không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm nên bị cảnh báo hay hàng hóa bị trả về thường rơi vào trường hợp vi pham theo quy định riêng của nước nhập khẩu, mà đây phần lớn là các quy định mang tính rào cản chứ sản phẩm không gây ngộ độc, truyền bệnh và lô hàng cũng chưa được lưu thông trên thị trường.

Do đó, việc doanh nghiệp có 4 lô hàng bị cảnh báo trong 6 tháng rồi bị tạm ngưng xuất khẩu theo dự thảo thông tư là không hợp lý.

Tuy nhiên, Cục Chế biến chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm lại cho đó là cách để bảo vệ ngành xuất khẩu thủy sản.

Nafiqad lý luận rằng, nếu một doanh nghiệp có đến 4 lô hàng bị cảnh báo trong vòng 6 tháng cho thấy hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp đang có vấn đề, đang mất kiểm soát hoặc kiểm soát chưa được hiệu quả tại công đoạn/quá trình sản xuất nào đó.

Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp không tạm dừng xuất khẩu vào thị trường bị cảnh báo thì khả năng các lô hàng tiếp theo bị cảnh báo rất cao. Và chính điều này cũng có thể là lý do để nước nhập khẩu có lệnh cấm nhập khẩu thủy sản không những của doanh nghiệp mà còn cả ngành thủy sản Việt Nam.

Nafiqad dẫn chứng rằng Banglades, Ấn Độ từng bị Ủy ban châu Âu (EC) cấm hai nước này xuất khẩu thủy sản vào EU. Thái Lan tạm dừng xuất khẩu vào EU để tránh bị EU tiếp tục cảnh báo và cấm nhập khẩu thủy sản, rau từ nước này.

Trong trường hợp Việt Nam, năm 2008, Nga đã đình chỉ nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam sau khi phát hiện một số doanh nghiệp thủy xuất sang đây nhiều lô hàng cá tra có tỷ lệ mạ băng cao. Sau đó, Bộ NN&PTNT sang làm việc với chính phủ Nga và sau đó cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp Việt Nam quyết tâm kiểm soát chặt chẽ chất lượng, sản lượng và giá bán cá tra vào thị trường Nga nhằm tránh bị cấm trở lại.

Vào tháng 7-2013, sau khi thanh tra 26 doanh nghiệp chế biến cá da bò, Hàn Quốc đã có lệnh cấm 16 doanh nghiệp vì lý do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo Saigontimes

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng Malaysia (7/5/2013 9:20:58 AM)
Philippine tăng cường dự trữ gạo trong nửa đầu năm để tránh nhập khẩu (7/5/2013 9:19:52 AM)
Tăng sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Lào (7/4/2013 10:06:19 AM)
6 tháng: xuất khẩu dệt may đạt trên 8,9 tỷ USD (7/4/2013 9:50:13 AM)
Xuất khẩu nông sản 6 tháng đạt 9,72 tỷ USD (7/4/2013 9:45:22 AM)
Việt Nam xuất siêu vào châu Mỹ hơn 7 tỷ USD (7/4/2013 9:43:05 AM)
Xuất khẩu than sang các thị trường giảm gần 15% về kim ngạch (7/3/2013 10:11:11 AM)
Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2013 (7/3/2013 10:07:46 AM)
Xuất khẩu gạo Việt cán ngưỡng 1,5 tỷ USD (7/3/2013 9:41:24 AM)
Xuất khẩu vào châu Mỹ tăng khá (7/1/2013 10:06:32 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com