Dù Ngân hàng Nhà nước mới chỉ điều chỉnh tỷ giá cách đây hơn 10 ngày, nhưng ngày 8/7 niêm yết giá mua hoặc chuyển khoản đồng USD của nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lên mức 1 USD bằng 21.240 đồng, chỉ còn cách mức kịch trần có 6 đồng. Đồng thời, mức chênh lệch giữa giá mua vào và bán USD ra cũng được các ngân hàng thu hẹp càng khiến sức nóng của tỷ giá có nguy cơ đội thêm.
Tại TP Hồ Chí Minh, vốn huy động đến tháng 6 bằng ngoại tệ chỉ còn chiếm 15,8% tổng mức huy động, giảm gần một nửa so với cùng kỳ. Trong khi đó, dù dư nợ cho vay bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại cũng đã giảm 20% so với trước, nhưng vẫn còn chiếm gần 19% tổng dư nợ.
Tính chung 6 tháng đầu năm, DN trên địa bàn lớn như TP Hồ Chí Minh sử dụng USD chi trả cho việc nhập khẩu hàng hóa hết 12,7 tỷ USD, trong khi không tính dầu thô, hàng hóa xuất khẩu thu về qua ngân hàng thương mại chỉ đạt hơn 9,93 tỷ USD. Tình trạng hụt ngoại tệ này khiến nhiều ngân hàng thương mại đua nhau đẩy tỷ giá lên cao để thu hút tiền gửi USD.
Nguyên nhân khiến giá USD nóng, theo phân tích của một lãnh đạo ngân hàng thương mại là do nhu cầu vay vốn bằng USD phục vụ chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu của DN tăng lên những tháng cuối năm; phần do lãi vay USD rẻ càng kích thích DN nhập khẩu đi vay
Theo CAND Online