Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Hàng hóa xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2013

7/18/2013 9:10:53 AM

Kim ngạch XK hàng hóa 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 62 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2012, trong khi đó kim ngạch NK ước đạt 63,4 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, nhập siêu 6 tháng đầu năm nước khoảng 1,4 tỷ USD. Trong đó khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 5,4 tỷ USD, DN trong nước nhập siêu 6,8 tỷ USD. 

Theo đánh giá của ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), bức tranh XK đang có hai yếu tố nổi lên là cơ cấu và tỷ trọng các nhóm hàng XK đang có sự dịch chuyển. Nhóm hàng nông lâm thủy sản giảm 7%, chỉ chiếm tỷ trọng là 15,7% trên tổng kim ngạch XK, trong khi năm ngoái chiếm 19,5%. Tương tự, kim ngạch XK nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt hơn 5 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ, chiếm 8% tổng kim ngạch XK. 

Kim ngạch XK 6 tháng được bù đắp bởi nhóm hàng công nghiệp chế biến – nhóm hàng chủ lực với kim ngạch XK đạt 42,7 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, các sản phẩm sản xuất từ các DN FDI như điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh. Nếu tính giá trị tuyệt đối, XK 6 tháng tăng so với cùng kỳ 8,6 tỷ USD thì riêng nhóm hàng này đã đóng góp đến 6,3 tỷ USD vào sự gia tăng kim ngạch XK. Ngoài ra, những mặt hàng có kim ngạch XK chiếm tỷ trọng lớn như dệt may, giày dép cũng có mức tăng trưởng cao, tương ứng là 17% và 16%. 

Tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu hàng hóa XK trong thời gian qua không khó để có thể nhận thấy rằng, tốc độ tăng trưởng của XK không bền vững, nỗ lực để gia tăng XK không nhiều. Bởi lẽ, phần lớn nhờ vào những mặt hàng có tỷ lệ gia công cao, giá trị gia tăng ít của khối DN FDI như đã nói trên. 

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu tỏ ra lo ngại, mức sụt giảm của hàng nông sản là tín hiệu không vui, phản ánh khó khăn của DN và người nông dân. Trước kia, hàng nông lâm thủy sản là động lực chính cho XK nhưng đến nay, lượng XK dường như đã đến "ngưỡng". 

Sự kỳ vọng vào việc tăng giá XK trở nên khó khăn hơn, nhất là trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu dùng của thế giới giảm sút, đặc biệt các vụ kiện liên tiếp xảy ra gây áp lực lớn cho các ngành hàng này. Ông Chinh cho biết, giá XK hai nhóm hàng nông lâm thủy sản và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản, từ đầu năm đến nay, đã giảm 15 đến 25% cho từng mặt hàng khác nhau. Điều này cho thấy, khó khăn của DN XK nông thủy sản đã hiện diện lâu nay nhưng các giải pháp đưa ra xem ra vẫn chưa đạt hiệu quả hoặc độ trễ của chính sách quá lâu. 

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, những tháng còn lại của năm 2013, DN Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn như: Vấn đề tài chính, đặc biệt là tiếp cận vốn vay; khó khăn từ nội tại của DN bởi trong mấy năm gần đây có những DN XK có cấu trúc kinh doanh chưa hợp lý (đầu tư ngoài ngành, đầu tư dàn trải); khó khăn về thị trường phải cạnh tranh gay gắt với các nước XK khác, nhất là những nền kinh tế mới nổi. Nhưng xét theo yếu tố chu kỳ, XK 6 tháng cuối năm luôn cao hơn 15 đến 20% so với đầu năm nên khả năng đạt kim ngạch XK 127 tỷ USD có thể thành hiện thực.

 

Tuy nhiên, ông Chinh cũng tỏ ra lo ngại, kim ngạch XK bình quân trong 6 tháng đầu năm đang ở mức thấp với 10,3 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu kim ngạch XK, thì từ nay đến cuối năm phải đạt được kim ngạch XK mỗi tháng là 11 tỷ USD, tức phải cao hơn gần 700 triệu USD so với 6 tháng đầu năm. "Nếu giá XK không giảm và DN nỗ lực hết mình mới có thể đạt được con số này", ông Chinh cho biết. 

Với những khó khăn trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai quyết liệt các Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn, đặc biệt liên quan đến vấn đề quản lý thị trường, giá cả, xăng dầu. Phía DN chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ để đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm, nhất là nhóm hàng nông lâm thủy sản. 

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tới vai trò của Hội đồng cạnh tranh trong việc chú ý đến thúc đẩy XK, vừa bảo vệ thương hiệu và tăng cường biện pháp ứng phó với rào cản thương mại. Bởi thời gian qua, nhiều mặt hàng của Việt Nam liên tiếp bị kiện chống bán phá giá, bị các nước cấm NK như Mexico cấm nhập tôm đông lạnh từ Việt Nam. 

Theo Vnciem

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
An Giang xuất khẩu 86.800 tấn thủy sản trong 6 tháng đầu năm (7/17/2013 10:12:02 AM)
Thanh Hóa: Xuất nhập khẩu tăng trưởng nhanh trong 6 tháng/2013 (7/17/2013 10:11:28 AM)
Các chủng loại sản phẩm nhựa xuất khẩu sang Mỹ tháng 5 năm 2013 (7/17/2013 10:10:03 AM)
Nhập siêu 930 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2013 (7/17/2013 10:09:19 AM)
Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nhựa vào Việt Nam ngày càng tăng (7/17/2013 10:08:46 AM)
Nhập khẩu giấy tăng kim ngạch ở hầu hết các thị trường (7/15/2013 10:04:21 AM)
Trung Quốc tăng nhập khẩu ngũ cốc Mỹ dùng làm thức ăn chăn nuôi (7/15/2013 10:02:10 AM)
Xuất khẩu sang Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và một số lưu ý (7/15/2013 9:16:09 AM)
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 9,9 tỷ USD (7/15/2013 9:06:49 AM)
Nga tạm thời cấm thực phẩm nhập khẩu từ Hy Lạp (7/12/2013 10:06:20 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com