|
Indonesia đối tác quan trọng và tin cậy của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Kim ngạch thương mại giữa hai nước hàng năm không ngừng tăng trưởng. Nếu năm 2008, kim ngạch song phương chỉ 2,5 tỷ USD thì đến năm 2012 đã lên tưois hơn 4,6 tỷ USD và 7 tháng đầu năm 2013 đạt 2,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia 1,29 tỷ USD và nhập khẩu 1,25 tỷ USD.
Về xuất khẩu, 7 tháng đầu năm 2013, kim ngạch của Việt Nam xuất sang thị trường này giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, giảm 2,97%, đạt 1,296 tỷ USD. Các mặt hàng chính xuất sang Indonesia là điện thoại các loại và linh kiện, sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng, hàng dệt may… trong đó hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất, đạt 305,1 triệuUSSD, tăng 82,99% so với cùng kỳ; kế đến là sắt thép tăng 2,58% tương đương 174,7 triệu USD và phương tiện vận tải phụ tùng tăng 32,77% với 56,1 triệu USD…
Theo mục tiêu đề ra, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Indonesia sẽ vượt mốc 5 tỷ USD trước năm 2015 và đạt 10 tỷ USD vào năm 2018.
Tổng lãnh sự Indonesia tại Tp.HCM cho biết, kết quả giao thương Việt Nam – Indonesia thời gian qua vẫn chưa xứng với tiềm năng vốn có. Indonesia là thị trường tiêu thụ lớn với 243 triệu dân. Theo nghiên cứu năm 2012 của Tập đoàn Boston, 74 triệu người dân Indonesia được xếp vào top trung lưu và xu hướng người giàu tại đây sẽ tăng mạnh. Đến năm 2020 sẽ có khoảng 141 triệu người giàu. Indonesia cũng là thị trường tiêu dùng tiềm năng bởi 50% dân số ở độ tuổi dưới 30 nên nhu cầu hàng hóa tiêu dùng rất lớn. Để đáp ứng lương thực cho người dân, hàng năm Indonesia có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp. Người Indonesia có mức tiêu thụ gạo cao cấp đôi so với Việt Nam, đạt 140 kg/người/năm, trong khi Việt Nam chỉ khoảng 70 kg/người/năm.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Indoensia 7 tháng 2013
ĐVT: USD
|
KNXK 7T/2013 |
KNXK 7T/2012 |
% so sánh |
Tổng KN |
1.296.923.497 |
1.336.589.740 |
-2,97 |
đthoại các loại và lkiện |
305.176.841 |
166.768.168 |
82,99 |
sắt thép các loại |
174.753.996 |
170.356.758 |
2,58 |
phương tiện vận tải và phụ tùng |
56.113.259 |
42.263.069 |
32,77 |
hàng dệt may |
52.633.542 |
43.056.352 |
22,24 |
gạo |
47.831.577 |
169.302.741 |
-71,75 |
xơ, sợi dệt các loại |
47.703.834 |
38.922.240 |
22,56 |
máy móc, tbị, dụng cụ phụ tùng khác |
46.684.285 |
37.495.497 |
24,51 |
sản phẩm từ chất dẻo |
39.369.180 |
45.705.001 |
-13,86 |
máy vi tính, sphẩm đtử và lkiện |
38.344.834 |
15.122.004 |
153,57 |
sản phẩm hóa chất |
37.584.471 |
24.853.293 |
51,23 |
xăng dầu các loại |
24.797.430 |
1.007.671 |
2.360,87 |
Cà phê |
23.164.288 |
80.530.119 |
-71,24 |
rauquả |
14.258.755 |
20.525.252 |
-30,53 |
dây điện và dây cáp điện |
12.516.854 |
6.824.179 |
83,42 |
sản phẩm từ sắt thép |
12.057.238 |
10.561.076 |
14,17 |
giày dép các loại |
11.860.866 |
10.275.459 |
15,43 |
cao su |
9.732.111 |
14.695.133 |
-33,77 |
giấy và các sản phảm từ giấy |
9.287.211 |
8.003.046 |
16,05 |
chè |
7.597.907 |
7.829.313 |
-2,96 |
sản phẩm gốm, sứ |
4.798.094 |
6.815.262 |
-29,60 |
sản phẩm từ cao su |
4.739.150 |
4.739.875 |
-0,02 |
than đá |
2.604.598 |
7.622.661 |
-65,83 |
hóa chất |
2.444.891 |
1.849.429 |
32,20 |
thủy sản |
1.751.013 |
5.462.933 |
-67,95 |
quặng và khoáng sản |
1.406.055 |
3.390.634 |
-58,53 |
hạt tiêu |
717.610 |
747.407 |
-3,99 |
(Nguồn số liệu:Thống kê sơ bộ TCHQ)
Theo nguồn TBKTVN, nông nghiệp là lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội khai thác tại đây. Phó Chủ tịch Hội DN trẻ Tp.HCM cho biết, Indonesia có dân số lớn thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ đang là nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới và mục tiêu đến 2015 sẽ vào Top 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tăng trưởng về kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến tiêu dùng trong nước. Do vậy, DN xuất khẩu Việt Nam hãy nghiên cứu mở rộng thị phần tại thị trường này.
Một số sản phẩm chế biến thực phẩm có thể phát triển tốt ở Indonesia do khẩu vị của người Indonesia cũng tương đồng với khẩu vị người Việt. Do vậy, Chủ tịch Hiệp hội hàng Việt Nam chất lượng cao có đề xuất, doanh nghiệp Việt nên nghiên cứu mô hình chuỗi thức ăn Việt để đầu tư ở nước ngoài. Từ đó, kéo theo chuỗi các nhà cung ứng nguyên liệu, gia vị… cùng xuất khẩu, góp phần nâng cao hình ảnh lĩnh vực ẩm thực của Việt Nam và khai thác được thế mạnh văn hóa riêng của người Việt.
Để tăng xuất khẩu sang thị trường Indonesia, Chủ tịch Hiệp hội hàng Việt Nam chất lượng cao cũng nhấn mạnh, điều quan trọng các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm ra được các điểm ngách của thị trường để thâm nhập.
Theo vinanet
|