Thực tế thời gian qua, hạn chế lớn nhất trong việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) ra các thị trường nước ngoài là tìm kiếm bạn hàng, đối tác thương mại, lúng túng trong việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
Đa số các mặt hàng TCMN nước ta phải xuất khẩu thông qua các khâu trung gian khiến một phần lớn lợi nhuận rơi vào tay các doanh nghiệp trung gian. Không những thế, thương hiệu TCMN Việt Nam còn bị lu mờ trên thị trường thế giới.
Để đẩy mạnh việc xuất khẩu mặt hàng này, gần đây, TP Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh giao thương, giúp các doanh nghiệp hàng TCMN trong nước tiếp cận dễ dàng hơn với các nhà nhập khẩu nước ngoài. Các hoạt động này đã đem lại những hiệu quả nhất định, song, điều cốt yếu là doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng.
Giảm 10 - 20% lợi nhuận vì quá nhiều khâu trung gian
Ở thời kỳ đỉnh cao của mặt hàng TCMN Việt Nam, chúng ta được bạn hàng khắp nơi trên thế giới tìm đến, khối lượng tiêu thụ lớn cộng với giá nguyên liệu đầu vào, nhân công thấp nên dù qua nhiều khâu trung gian thì lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn cao. Chỉ cách đây vài năm, nhiều doanh nghiệp từng sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu của các khách hàng nước ngoài. Thế nhưng thời gian gần đây do khủng hoảng kinh tế, đơn hàng giảm rõ rệt, chỉ từ năm ngoái đến năm nay đã giảm đến 50 - 60%. Tiêu thụ khó khăn nên dù các chi phí đầu vào đã tăng nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn phải cố giữ mức giá cũ. Lợi nhuận đã giảm, lượng hàng bán ra lại ít, có tới 30% cơ sở sản xuất, doanh nghiệp TCMN phải giải thể, số còn lại đa phần cố gắng duy trì hoạt động với lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ.
Trước khó khăn đó, việc tìm kiếm thêm khách hàng, nhất là khách hàng trực tiếp, càng gần với người tiêu dùng càng tốt, đang là vấn đề được đặt ra. Chủ một cơ sở mây tre đan ở Hà Nội cho biết, nhiều năm trở lại đây sản phẩm của cơ sở này thường xuyên được xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ. Tuy nhiên, tất cả đều do một doanh nghiệp thương mại khác thu mua lại rồi xuất đi, thậm chí có khi doanh nghiệp này lại xuất sang một doanh nghiệp thương mại nước ngoài khác, rồi doanh nghiệp nước ngoài này mới tìm đến các nhà bán lẻ ở thị trường nước ngoài. Sự lòng vòng này đã khiến giá bán xuất khẩu tại doanh nghiệp thì rẻ như bèo, nhưng đến tay người tiêu dùng thì có khi cao gấp hàng chục lần.
Có thể nói, đây là tình trạng chung của nhiều mặt hàng TCMN khác, thậm chí, gần như toàn bộ ngành hàng TCMN Việt Nam. Chủ một doanh nghiệp khác khi đi khảo sát thị trường nước ngoài cho biết: Hiện nay, tại nhiều thị trường nước ngoài, đồ gỗ Việt Nam chiếm đa phần nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì hầu hết không ai biết mặt hàng đó xuất xứ từ Việt Nam, mà lại nghĩ do người Trung Quốc làm ra. Vì hầu hết đồ gỗ của ta đều bị các doanh nghiệp Trung Quốc mua lại, hoặc gia công theo đơn đặt hàng của Trung Quốc để họ xuất khẩu. Làm như vậy doanh nghiệp trong nước thiệt đủ đường, không chỉ giảm nhiều phần lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn khiến chúng ta mất dần thương hiệu trên thị trường quốc tế, không nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Dễ dàng thấy được một vòng luẩn quẩn: Không tìm được khách hàng, không biết thế giới cần gì, qua các khâu trung gian khiến giá bán thấp dẫn đến hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong việc đầu tư mở rộng nhà xưởng, cải tiến máy móc thiết bị, cũng như phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này khiến việc xuất khẩu trực tiếp ngày càng trở nên khó khăn.
Rõ ràng, trước thực trạng như vậy thì bên cạnh việc nâng cao chất lượng, mẫu mã, tính ứng dụng của sản phẩm, điều sống còn là các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần chủ động hơn, qua các kênh làm việc trực tiếp hoặc qua các hội chợ trong nước và quốc tế, qua đoàn khảo sát của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam hoặc Việt Nam ra nước ngoài để tìm kiếm bạn hàng trực tiếp. Một khảo sát mới đây của Trung tâm Thương hiệu (Đại học Thương mại) đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủ công mỹ nghệ cho thấy, có tới 80% số hợp đồng mà các doanh nghiệp Việt Nam đã ký kết với nước ngoài là do đối tác tự tìm đến với chúng ta, cho thấy các doanh nghiệp trong nước vẫn còn khá bị động trong việc tiếp cận thị trường.
Cơ hội gặp gỡ nhà nhập khẩu trực tiếp
Trong công tác khuyến công những năm qua, TP Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TCMN quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua việc tổ chức hoặc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ chuyên ngành thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm được khách hàng mới, thậm chí có doanh nghiệp ký hợp đồng ngay tại hội chợ.
Có thể nói, đây là tình trạng chung của nhiều mặt hàng TCMN khác, thậm chí, gần như toàn bộ ngành hàng TCMN Việt Nam. Chủ một doanh nghiệp khác khi đi khảo sát thị trường nước ngoài cho biết: Hiện nay, tại nhiều thị trường nước ngoài, đồ gỗ Việt Nam chiếm đa phần nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì hầu hết không ai biết mặt hàng đó xuất xứ từ Việt Nam, mà lại nghĩ do người Trung Quốc làm ra. Vì hầu hết đồ gỗ của ta đều bị các doanh nghiệp Trung Quốc mua lại, hoặc gia công theo đơn đặt hàng của Trung Quốc để họ xuất khẩu. Làm như vậy doanh nghiệp trong nước thiệt đủ đường, không chỉ giảm nhiều phần lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn khiến chúng ta mất dần thương hiệu trên thị trường quốc tế, không nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Dễ dàng thấy được một vòng luẩn quẩn: Không tìm được khách hàng, không biết thế giới cần gì, qua các khâu trung gian khiến giá bán thấp dẫn đến hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong việc đầu tư mở rộng nhà xưởng, cải tiến máy móc thiết bị, cũng như phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này khiến việc xuất khẩu trực tiếp ngày càng trở nên khó khăn.
Rõ ràng, trước thực trạng như vậy thì bên cạnh việc nâng cao chất lượng, mẫu mã, tính ứng dụng của sản phẩm, điều sống còn là các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần chủ động hơn, qua các kênh làm việc trực tiếp hoặc qua các hội chợ trong nước và quốc tế, qua đoàn khảo sát của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam hoặc Việt Nam ra nước ngoài để tìm kiếm bạn hàng trực tiếp. Một khảo sát mới đây của Trung tâm Thương hiệu (Đại học Thương mại) đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủ công mỹ nghệ cho thấy, có tới 80% số hợp đồng mà các doanh nghiệp Việt Nam đã ký kết với nước ngoài là do đối tác tự tìm đến với chúng ta, cho thấy các doanh nghiệp trong nước vẫn còn khá bị động trong việc tiếp cận thị trường.
Cơ hội gặp gỡ nhà nhập khẩu trực tiếp
Trong công tác khuyến công những năm qua, TP Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TCMN quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua việc tổ chức hoặc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ chuyên ngành thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm được khách hàng mới, thậm chí có doanh nghiệp ký hợp đồng ngay tại hội chợ.
Năm 2012, lần đầu tiên Hội chợ quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội - một hội chợ chuyên ngành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Hội chợ được tổ chức với quy mô lớn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng sang những thị trường tiềm năng, được đánh giá là thành công với quy mô 532 gian hàng của 230 doanh nghiệp đến từ Hà Nội và 18 tỉnh, thành trong cả nước trong đó có những tỉnh, thành là trung tâm của ngành thủ công mỹ nghệ như: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Huế, Đà Nẵng, Ninh Bình, Bắc Ninh... Đặc biệt, trên 70% số gian hàng là của các doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu ở các nhóm mặt hàng như TCMN và trang trí gia đình, hàng đồ gỗ trong nhà và ngoài trời, hàng dệt gia dụng và thêu ren, hàng quà tặng và sản phẩm của các đồng bào dân tộc, hàng trang sức và phụ kiện cá nhân, hàng đồ chơi các loại...
Tuy số lượng hợp đồng được ký kết tại hội chợ chưa phải con số lớn, song nó đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp được tiếp cận trực tiếp với các nhà nhập khẩu để hiểu hơn về nhu cầu của thị trường xuất khẩu và điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài đã trực tiếp tìm đến các doanh nghiệp sản xuất và nhiều hợp đồng, bản ghi nhớ đã được ký kết. Theo Ban Tổ chức, chỉ trong 4 ngày diễn ra hội chợ, đã có 3.300 khách tham quan, có 440 nhà nhập khẩu nước ngoài, trong đó có 83 nhà nhập khẩu có sức mua trên 50 triệu USD/năm như Monogrammed Linen (Anh), Style Setter International (Australia), Sanyodo (Nhật Bản)... và khoảng 300 khách thương mại trong nước. Kết thúc hội chợ, đã có 933 thỏa thuận, biên bản ghi nhớ giữa các doanh nghiệp tham gia hội chợ và các nhà nhập khẩu, khách thương mại trong nước.
Sau khi thăm quan và giao dịch tại gian hàng, đã có nhiều nhà nhập khẩu đến tham quan và giao dịch trực tiếp tại xưởng sản xuất của doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian đàm phán, ký kết hợp đồng.
Tiếp nối thành công của Hội chợ năm 2012, năm nay UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Công Thương tiếp tục tổ chức Hội chợ quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2013 (Hanoigiftshow 2013), sẽ diễn ra từ ngày 26 - 29/10/2013. Dự kiến hội chợ năm nay mở rộng hơn về quy mô so với năm ngoái gồm 550 gian hàng tiêu chuẩn, với 600 - 800 nhà nhập khẩu đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Pháp, Nga... Cũng như năm 2012, năm nay các doanh nghiệp tham gia hội chợ được hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng, riêng các doanh nghiệp các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc được hỗ trợ 100% chi phí thuê. Bên cạnh đó, hội chợ còn có chuỗi các hoạt động xúc tiến thương mại như hội thảo, giao thương... giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tìm hiểu về tiềm năng xuất khẩu, xu hướng mẫu mã sản phẩm và cách thức phát triển thiết kế sản phẩm phù hợp với thị trường thế giới. Từ đó, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời quảng bá, giới thiệu về truyền thống và giá trị văn hóa của các làng nghề TCMN.
Việc tổ chức hội chợ là một trong những hoạt động thiết thực của TP Hà Nội trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm các kênh tiêu thụ hiệu quả nhất, trực tiếp nhất. Đây là động lực lớn đối với ngành TCMN trong bối cảnh nhiều khó khăn như hiện nay.
Theo Báo Kinh tế & Đô thị điện tử