“Do các khó khăn về tài chính, các hãng vận tải biển ngày càng hướng vào thị trường Nội Á do tăng trưởng hàng hóa cao hơn mức thông thường và giá thuê tàu rẻ,” theo Drewry, hãng nghiên cứu và tư vấn tại London.
Số phát hành gần đây nhất của Container Insight Weekly thuộc Drewry cho biết các tuyến khu vực được thông báo trong thị trường châu Á hầu như hàng tháng. Theo đó, “những tuyến này làm ra tiền,” với minh chứng từ những kết quả hoạt động tốt của Wan Hai, một hãng chuyên tuyến nội Á từ năm 2009.
Wan Hai “đã liên tục vượt qua các đối thủ khác kể từ năm 2009 về mặt lợi nhuận tính trên doanh thu, dù hãng không có được các lợi thế quy mô,” Drewry cho biết. “Và OOCL, hãng có kết quả tốt nhất kế sau Maersk và CMA CGM, có được 53% trong tổng lưu thông từ thị trường nội Á trong quý 1/2014.”
Khi các hãng vận tải toàn cầu bắt đầu thêm các tuyến nội Á, Drewry nhận thấy các hãng đang tập trung vào các tuyến, cố gắng hạn chế sức tải và cạnh tranh mạnh hơn đối với những hãng vận tải lớn hơn. Tháng trước, Sinotrans, Pan Asia Shipping (mảng nội Á của Coscon), và Shanghai Puhai Shipping (mảng nội Á của CSCL) đã thành lập một liên minh hoạt động trên các tuyến đi giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Và SITC Container Lines của Trung Quốc và Shanghai Hai Hua Shipping (Hasco) đã thỏa thuận hợp tác chặt chẽ hơn trên các tuyến giữa Trung Quốc và Nhật Bản,” hãng cho biết.
“Các hãng vận tải tuyến biển sau sẽ tiếp tục sử dụng giá cước thuê tàu rẻ để củng cố thêm vị trí của mình trong thị trường nội Á, và sức tải của mình để đẩy những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn ra khỏi những tuyến nơi tàu trên 2,000 TEU có thể được triển khai an toàn. Tăng trưởng hàng hóa mạnh hiện giúp các hãng tàu cải thiện giá cước, nhưng cân bằng cung/cầu vẫn rất mong manh,” theo Drewy.
Theo American Shipper