Tính đến hết tháng 5/2013, tổng giá trị XK mực, bạch tuộc đạt 179 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một tín hiệu đáng mừng sau 2 năm liên tiếp XK mực, bạch tuộc giảm nhẹ nửa đầu năm. Kể từ sau quý I/2013, XK nhuyễn thể chân đầu sang EU có nhiều chuyển biến càng ngày càng tích cực. Giá trị XK từng tháng tăng từ 20-29% (tùy từng thị trường) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 5 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc sang 3 thị trường NK chính tại EU là: Italy, Đức và Bỉ tăng lần lượt: 8,4%; 25,3% và 11% so với cùng kỳ năm 2013.
Mặc dù, thị trường EU đang có dấu hiệu NK phục hồi rõ rệt, tuy nhiên sự cạnh tranh trong 2 quý cuối năm và trong năm tới sẽ còn gay gắt hơn nữa do đây đang là mục tiêu chung và trọng điểm của các nguồn cung lớn tại Châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Ngoài ra, các nguồn cung tiềm năng và dồi dào sản lượng như: Mauritania, Morocco và Senegal cũng bắt đầu tăng khối lượng XK sang EU.
Trong 5 tháng XK đầu năm nay, 4 thị trường đơn lẻ lớn nhất trong khối là: Italy, Đức, Bỉ và Hà Lan đều có mức tăng trưởng khá, trong đó, XK sang Italy trong thời gian này khá tốt. Dự báo, trong thời gian tới, sức tiêu thụ và tăng trưởng tại 4 thị trường này đều tăng cao, trong đó, tăng mạnh nhất là nhóm sản phẩm bạch tuộc đông lạnh, khô, muối và ngâm nước muối (mã HS 030759).
Theo thống kê của ITC, những tháng đầu năm 2014, Việt Nam là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 9 của Italy, chiếm từ 3,2 - 3,5% tổng giá trị NK của nước này. Từ giữa năm 2013, các DN XK mực, bạch tuộc bắt đầu chú ý hơn đến thị trường Italy sau gần nửa năm thị trường mực, bạch tuộc lớn nhất EU là Tây Ban Nha dường như “đóng băng”. Do đó, cho đến nay, các DN mực, bạch tuộc Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh nổi với 2 thị trường XK lớn là: Tây Ban Nha (chiếm 25%); Morocco chiếm gần 20% tổng giá trị NK của Italy.
Có một điểm đáng chú ý tại thị trường Italy là, từ năm 2013 đến tháng 3/2014, mặt hàng mực chế biến (mã HS 1605) chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu NK mực, bạch tuộc của nước này, khoảng 1,5% tổng giá trị NK. Tuy nhiên, mặt hàng mực đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối (mã HS 030749) chiếm đến 55% và bạch tuộc đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối chiếm 33% tổng giá trị NK. Đây cũng là 2 nhóm sản phẩm thế mạnh của các DN mực, bạch tuộc Việt Nam.
Trong thời gian tới, sự khó khăn tăng cao tại thị trường Nhật Bản và giá NK bạch tuộc tại Hàn Quốc chững có thể khiến giá trị XK mực, bạch tuộc sang EU cao hơn. Với giá trị XK tăng 20% trong tháng 5/2014 và có khả năng tăng 30-45% so với cùng kỳ trong các tháng tới. DN XK mực, bạch tuộc sẽ có nhiều cơ hội để đẩy mạnh sang thị trường EU.
Nguồn: Vasep