Thông tư này gồm 5 chương, 15 điều và 5 phụ lục hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra điều kiện nuôi, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm; kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong chế biến, XK sản phẩm cá tra; xác nhận hợp đồng XK sản phẩm cá tra.
Theo đó, sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh lưu kho có tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10% và hàm lượng nước không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh của sản phẩm vẫn được tiếp tục XK đến ngày 31-12-2014 nếu đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm của nước NK.
Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến ngày 31-5-2015, hồ sơ đăng ký hợp đồng XK sản phẩm cá tra của thương nhân bao gồm Giấy đăng ký hợp đồng XK sản phẩm cá tra với Hiệp hội cá Tra Việt Nam, Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận cơ sở chế biến thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm cả trường hợp thương nhân mua cá tra thương phẩm hoặc gia công, chế biến cá tra thương phẩm tại cơ sở chế biến khác và Bản sao hợp pháp Hợp đồng mua cá tra thương phẩm hoặc hợp đồng gia công, chế biến sản phẩm cá tra với cơ sở chế biến cá tra (áp dụng với thương nhân không có cơ sở chế biến).
Từ ngày 1-6-2015, các thương nhân XK sản phẩm cá tra phải kèm thêm Bản sao hợp pháp Giấy đăng ký nuôi cá tra thương phẩm được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương xác nhận (áp dụng đối với trường hợp thương nhân sử dụng cá tra thương phẩm từ các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình) và Bản sao hợp pháp Hợp đồng mua cá tra nguyên liệu với tổ chức, cá nhân có cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định 36/2014/NĐ-CP (áp dụng đối với trường hợp thương nhân sử dụng cá tra thương phẩm mua từ các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm không thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình).
Theo báo Hải quan.