Theo Bộ Xây dựng, năm 2014 Việt Nam đã tiêu thụ 70 triệu tấn xi măng, vượt 6 triệu tấn so với kế hoạch năm. Trong đó lượng xi măng tiêu thụ tại thị trường trong nước đạt 50,5 triệu tấn, xuất khẩu đạt 19,5 triệu tấn.
Đáng chú ý, ở thị trường xuất khẩu, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu xi măng đứng đầu ASEAN, với lượng xuất khẩu lên tới 19,5 triệu tấn, tăng 4 triệu tấn so với kế hoạch đặt ra, giá trị xuất khẩu xi măng ước đạt 796 triệu USD. Đáng lưu ý là trước năm 2010, Việt Nam vẫn là quốc gia nhập khẩu xi măng.
Giá xuất khẩu xi măng năm 2014 trung bình đạt 55-60 USD/tấn xi măng và 38-39 USD/tấn clinker, tăng 3-4% so với năm trước.
Băngladesh là thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 35% tổng trị giá xuất khẩu xi măng và clinker năm 2014
Theo vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, bức tranh tiêu thụ đã có mảng sáng nhất định. Một số nguyên nhân quan trọng là Nhà nước đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng kỹ thuật giao thông, thị trường bất động sản ấm lên và nhu cầu xây dựng trong dân vẫn tăng.
Việc xuất khẩu xi măng tốt hơn do sau vài năm tham gia xuất khẩu mặt hàng này, là trong thời gian qua, các doanh nghiệp trong nước đã tích lũy được kinh nghiệm trong khai thác thị trường, đàm phán hợp đồng… Dịch vụ vận chuyển (logistics) của Việt Nam cũng được cải thiện hơn và các doanh nghiệp trong nước có sự kết hợp với nhau nên xuất khẩu xi măng thuận lợi và hiệu quả hơn.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng, việc xuất khẩu xi măng của Việt Nam tăng do nhu cầu tiêu thụ xi măng của thế giới tăng. Trong khi đó, các quốc gia chuyên xuất khẩu xi măng như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia không tăng lượng xi măng xuất khẩu. Do đó các doanh nghiệp xi măng Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trên thị trường quốc tế.
Việc xuất khẩu xi măng của nước ta vẫn còn nhiều thách thức. Doanh nghiệp sản xuất xi măng của nước ta còn phân tán nhỏ lẻ, quy mô và mức độ tập trung thấp, cho nên việc khai thác tận gốc thị trường chưa đạt được mà phải bán hàng qua khâu trung gian.
Trong năm 2014 giá xi măng tại các nhà máy nhìn chung không biến động lớn.
Từ 01/01/2014 đến 15/02/2014, giá tại một số nhà máy thuộc Vicem được điều chỉnh giảm từ 30.000 - 50.000 đồng/tấn; riêng xi măng Tam Điệp giảm 140.000 đồng/tấn (giá đã có thuế GTGT) và ổn định cho đến nay.
Tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung hiện phổ biến từ 1.050.000 -1.550.000 đồng/tấn; tại các tỉnh miền Nam phổ biến từ 1.460.000 -1.850.000 đồng/tấn.
Giá bán xi măng tại các nhà máy của Vicem tháng 12/2014
(ĐVT: đồng/tấn)
Đơn vị |
Chủng loại XM (bao) |
Giá bán |
Toàn TCT |
|
|
Công ty xi măng Hoàng Thạch |
PCB30 |
1.270.000 |
Công ty xi măng Hải Phòng |
PCB30 |
1.270.000 |
Công ty xi măng Bút Sơn |
PCB30 |
1.270.000 |
Công ty xi măng Bỉm Sơn |
PCB30 |
1.270.000 |
Công ty xi măng Tam Điệp |
PCB40 |
1.170.000 |
Công ty xi măng Hoàng Mai |
PCB40 |
1.250.000 |
Công ty xi măng Hải Vân |
PCB40 |
1.400.000 |
Công ty xi măng Hà Tiên 1 |
PCB40 |
1.705.000 |
(Giá giao trên phương tiện bên mua tại nhà máy và đã có thuế GTGT)
Nguồn: Cục quản lý giá, Bộ Tài chính
Theo Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, năm 2015, nhu cầu nội địa sẽ tăng hơn năm 2014 khoảng 3 triệu tấn, trong khi nguồn cung vẫn không tăng. Tình hình kinh tế thế giới nói chung sẽ diễn biến khó lường; thị trường tiêu thụ xi măng phụ thuộc vào khối lượng xây dựng và chịu tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố kinh tế, do vậy, tình hình tiêu thụ xi măng cũng như tình hình cạnh tranh đối với các DN xi măng trong năm 2015 cũng không cao, dự kiến lượng xuất khẩu xi măng trong năm cũng chỉ xấp xỉ bằng 2014.
Theo Vinanet
|