Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nới điều kiện IPO cảng biển

1/17/2015 10:15:00 AM

Nằm trong chủ chương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hàng loạt doanh nghiệp cảng biển tiến hành bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đa phần doanh nghiệp đều chịu cảnh “mang đến rồi mang về” do không có người mua.

IPO bị “dội chợ”

Tính đến thời điểm cuối năm 2014, Bộ Giao thông-Vận tải đã thực hiện cổ phần hóa được 41 doanh nghiệp, trong khi kế hoạch đầu năm chỉ 27 doanh nghiệp (đạt hơn 150% kế hoạch). Cũng trong năm 2014 còn có 12 doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã hoàn tất đề án cổ phần hóa.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Giao thông-Vận tải đã hoàn thành cổ phần hóa được 53 doanh nghiệp và tiến hành IPO thành công 15 doanh nghiệp.

Lẽ ra con số này phải cao hơn nếu các doanh nghiệp trực thuộc Vinalines bán được cổ phần trong các đợt IPO gần đây. Theo thống kê, thời gian qua việc cổ phần hóa các cảng biển của Vinalines mới đạt kết quả về mặt tiến độ, số lượng cổ phần bán được qua IPO không được như kỳ vọng, nếu không muốn nói là thất bại thảm hại.

Điển hình như Công ty TNHH MTV Cảng Quảng Ninh chỉ bán được 7,5% cổ phần mang ra đấu giá, Công ty TNHH MTV Cảng Nha Trang chỉ bán được chưa đầy 10% tổng số cổ phần mang ra đấu giá, hay Công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng chỉ bán được chưa đến 6% cổ phần.

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp bán được chỉ là những con số lẻ mà người mua đa phần là cán bộ nhân viên, một số bạn hàng, đối tác của doanh nghiệp như: Công ty TNHH MTV Cảng Cần Thơ bán được 27.200 cổ phần trong tổng số hơn 13,6 triệu cổ phần chào bán, Công ty THNH MTV Cảng Chân Mây bán được 60.000 cổ phần trên 7,4 triệu cổ phần chào bán, Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng chào bán được 90.000 cổ phần trên tổng số 6,7 triệu cổ phần chào bán. 

Điều kiện quá cao

Theo phân tích của ông Stromme, các công ty vận tải nước ngoài hiện đang là đối tượng chính sử dụng các cảng biển. Với tư cách là những người sử dụng, chính họ có thể tham gia đầu tư nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển hoạt động của các cảng biển.

Theo lý giải của lãnh đạo một doanh nghiệp cảng tại miền Bắc, hiện tượng ế cổ phần cảng trong các đợt IPO vừa qua do có nhiều cảng biển chào bán cổ phần chỉ trong một thời gian ngắn, dẫn đến tình trạng bão hòa khiến các công ty không tìm được đối tác chiến lược. Hơn nữa, thời gian chuẩn bị cho việc IPO quá ngắn và gấp đã khiến các cảng không kịp tìm kiếm đối tác.

Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “dội chợ” mà đến từ những điều kiện quá cao các doanh nghiệp cảng đặt ra. Chẳng hạn, điều kiện Cảng Hải Phòng đưa ra cho các NĐT chiến lược là phải có hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng. Nếu là các công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác cảng, dịch vụ logistics phải có thời gian hoạt động tối thiểu 5 năm. Về tài chính, phải có tổng tài sản tối thiểu 1.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tối thiểu 700 tỷ đồng trong niên độ tài chính năm 2013.

Cảng lớn đưa ra điều kiện cao đã đành, cảng có quy mô nhỏ hơn là Cảng Nha Trang cũng đòi hỏi cao như: cổ đông chiến lược phải có tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tối thiểu 100 tỷ đồng tính đến cuối năm 2012; đối tác cũng phải có lợi nhuận sau thuế dương 3 năm liên tiếp tính từ năm 2010-2012 và phải có cam kết không chuyển nhượng cổ phần ít nhất 5 năm.

Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, những lý do trên chỉ là vấn đề nhỏ. Yếu tố quan trọng khiến cho NĐT không mặn mà với các doanh nghiệp cảng là tỷ lệ Nhà nước nắm cổ phần chi phối quá cao. Với tỷ lệ chi phối cao như vậy NĐT sẽ không thể chủ động trong các vấn đề hoạt động nếu tham gia đầu tư vào doanh nghiệp.

Hơn nữa, mang tiếng là NĐT chiến lược nhưng tiếng nói của họ gần như không có trong mọi hoạt động của doanh nghiệp khi cổ đông nhà nước nắm đến 3/4 phiếu chống trong các cuộc biểu quyết.

Tín hiệu vui

Trước hiện tượng IPO thất bại của các doanh nghiệp con Vinalines, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương thoái vốn sâu hơn tại các cảng biển khi tiến hành cổ phần hóa. Hiện Bộ Giao thông-Vận tải đang giao Vinalines xây dựng kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa và thực hiện thoái vốn sâu hơn tại các cảng biển, theo hướng cho phép cổ phần hóa tất cả cảng biển trên cả nước.

Nhà nước chỉ cần giữ vốn chi phối tại 7 cảng lớn gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, Nghệ Tĩnh, Cam Ranh. Đối với 4 cảng đầu mối trọng yếu gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Sài Gòn, Nhà nước sẽ chỉ giữ tỷ lệ vốn 51% thay vì 75% như quyết định trước đó. Với 3 cảng Cần Thơ, Nghệ Tĩnh, Cam Ranh tỷ lệ vốn nhà nước cũng điều chỉnh xuống còn 49% thay vì 75%. Các cảng còn lại có thể thoái toàn bộ vốn nhà nước.

Thực tế với quyết định này, hoạt động cổ phần hóa của các doanh nghiệp cảng đã có những tín hiệu tích cực hơn. Đơn cử việc CTCP Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) đề xuất mua lại cổ phần hiện do Nhà nước nắm giữ tại Cảng Hải Phòng. Được biết, ngoài VOI, còn có nhiều tập đoàn ngoại đang có ý định đầu tư vào cảng biển có tầm quan trọng bậc nhất khu vực phía Bắc. Thậm chí, với các cảng đang thua lỗ nhưng có vị trí chiến lược tốt, cũng đang thu hút sự quan tâm của NĐTNN.

Mới đây, Tập đoàn SSA Marine (Hoa Kỳ) đã đề nghị với Bộ Giao thông-Vận tải bán cho NĐTNN toàn bộ phần vốn đầu tư của Vinalines trong liên doanh Cảng Container quốc tế Cái Lân (CICT) khi biết Vinalines muốn thoái vốn tại đây. Đặc biệt, sự kiện Công ty TNHH MTV Cảng Nghệ Tĩnh bán hết gần 3,9 triệu cổ phần trong phiên IPO vào ngày cuối cùng của năm 2014 được coi là bất ngờ ngay cả với người “chào hàng” là Vinalines.

Theo thống kê, có 47 NĐT tham gia với lượng cổ phần đặt mua hơn 8,5 triệu cổ phần so số cổ phần chào bán chỉ hơn 3,8 triệu cổ phần. Với giá bán bình quân 12.129 đồng/cổ phần, Công ty TNHH MTV Cảng Nghệ Tĩnh đã thu về hơn 47,2 tỷ đồng.

Cảng Hải Phòng.

Trước đó, cộng đồng doanh nghiệp Bắc Âu cũng bày tỏ sự quan tâm đến hoạt động vận tải biển và các dự án đầu tư cảng tại Việt Nam. Theo ông Sigmund Stromme, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Bắc Âu tại Việt Nam (NorCham), để thúc đẩy hơn nữa đầu tư trong lĩnh vực quan trọng này, chính sách nên được nới lỏng để cho phép ít nhất 70% hoặc 100% cổ phần nước ngoài trong vận tải biển và các dự án đầu tư cảng. 

Theo Sài Gòn đầu tư.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Hàng triệu thùng dầu được đầu cơ tích trữ khi giá giảm (1/15/2015 11:21:31 AM)
Sản lượng đường trung nam Brazil giảm (1/15/2015 10:59:01 AM)
Cà phê Việt Nam: giao dịch chậm do giá trong nước cao (1/15/2015 10:17:05 AM)
Nhật Bản dự đoán kinh tế tăng trưởng 1,5% trong tài khoá 2015 (1/14/2015 10:47:41 AM)
Tỷ lệ lạm phát tại Anh xuống mức thấp kỷ lục trong 15 năm (1/14/2015 10:46:55 AM)
Tiêu thụ bánh kẹo nội tăng mạnh (1/14/2015 10:43:00 AM)
Hoa Tết miền Trung được mùa, được giá (1/14/2015 10:42:10 AM)
Năm 2014: Dầu ăn phát triển ổn định, sữa tăng trưởng không đồng đều (1/14/2015 10:41:20 AM)
Thị trường xi măng năm 2014 và dự báo (1/14/2015 10:36:53 AM)
Lo hàng ùn ứ trong cảng (1/14/2015 10:35:32 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com