Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Phát triển kinh tế biển VN: Tái cấu trúc ở một tầm nhìn mới

6/12/2015 10:36:47 AM

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết về Chiến lược biển VN đến năm 2020 với mục tiêu VN trở thành quốc gia mạnh từ biển, giàu lên từ biển theo hướng phát triển bền vững. DĐDN giới thiệu tới bạn đọc các bài phân tích, bình luận, hiến kế của các chuyên gia, DN trong vấn đề phát triển kinh tế biển VN.

Tính đến nay, cả nước đã có 9 cảng biển và 15 khu kinh tế ven biển được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước lên đến 662.249 ha, thu hút khoảng 700 dự án do nước ngoài và trong nước đầu tư, với tổng số vốn gần 33 tỷ USD và 330.000 tỉ đồng. Số dân cư sống ở các vùng ven biển tăng lên rất nhanh, bao gồm hàng triệu người làm nghề vận tải biển, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ đóng sửa tàu thuyền, chế biến thủy sản, dầu khí, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch… Nhiều thị trấn, thị tứ, khu nghỉ dưỡng đã hình thành dọc theo chiều dài ven biển của đất nước.

Tư duy “nông nghiệp”

Tuy nhiên, những kết quả đạt được như trên chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, bởi lẽ, hiện tại ngay trong cách tiếp cận phát triển kinh tế biển của chúng ta vẫn còn những thiếu sót đáng bàn.

Thứ nhất là, xu hướng muốn vận dụng một cách đơn giản và dễ dãi tư duy phát triển nông nghiệp truyền thống - phát triển tiểu nông. Đó là cách thức khai thác biển theo lối “con cò lặn lội bờ sông”, “đánh bắt ven bờ”, không dám vươn ra biển khơi, không mang tư tưởng tìm kiếm và chinh phục đại dương.

Thứ hai là, thiếu tư duy toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chưa rõ tầm nhìn toàn cầu và thời đại trong công cuộc phát triển kinh tế biển trong bối cảnh hiện đại. Với cách tiếp cận truyền thống như vậy, trong điều kiện của thế giới hiện đại, chúng ta thật khó kỳ vọng đạt được những kết quả mang tính đột phá trong nỗ lực chinh phục biển thông qua việc triển khai chiến lược kinh tế biển đầu tiên của VN, đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng 4 khóa X, năm 2007.

Trên thực tế, các khu kinh tế biển của VN cho đến nay, là sự lập lại mô hình khu công nghiệp ở đất liền đem ra biển khi gắn thêm vào đó cảng biển. Cảng biển trở thành hạt nhân trong định hình các khu kinh tế biển, kéo theo đó là sự đầu tư rất lớn cho khu cảng. Cái cần thiết, đáng ra là định hình khu kinh tế, xây dựng đô thị để thu hút nguồn lực, con người, cơ chế thật tốt để khuyến khích đầu tư, khởi nghiệp thì nguồn lực bị phân tán vào công trình cảng, mà cả khi xây xong cũng không biết hàng hóa lấy ở đâu, chuyên chở đi đâu.

Sự dàn trải vốn đầu tư của nhà nước và phân tán các nhà đầu tư cũng đưa đến kết cục không có khu kinh tế nào thành công và cũng không có bài học nào để rút ra, để cập nhật, bổ sung nhằm hoàn thiện cơ chế. Hơn hai mươi năm trôi qua, kể từ khi hình thành khu chế xuất Tân Thuận năm 1991, chúng ta dường như rất hạn chế trong việc học hỏi thêm những kinh nghiệm thành công của thế giới. Vì vậy, phát triển kinh tế biển của VN mới chỉ nằm ở dạng tiềm năng là chính.

Vì vậy, chúng ta cần tái cấu trúc mô hình tăng trưởng kinh tế biển, trong đó, việc “nạp” kinh tế biển ở một tầm nhìn mới vào mô hình tăng trưởng mới theo phương thức kết hợp: khai thác mặt tiền và tự do hóa thương mại.

Giải pháp cấp bách nào?

Những gì thấy được về tiềm năng cho đến nay, buộc phải suy nghĩ nhiều về các quy họach phát triển, tư duy phát triển.

Thứ nhất về quy hoạch, cần xây dựng đề án tái cơ cấu ngành kinh tế biển, các cơ chế, chính sách nhằm phát huy quyền chủ động của các ngành, các cấp, các địa phương và vùng lãnh thổ, có sự quản lý, tập trung của trung ương, tạo nên bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, theo chiều rộng và chiều sâu… Đồng thời, thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các ngành, các địa phương và vùng lãnh thổ, hiện đại hóa các DN, các hợp tác xã, xây dựng các thương hiệu biển quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế biển.

Phát triển kinh tế biển của VN mới chỉ nằm ở dạng tiềm năng là chính.

Thứ hai, khẩn trương xây dựng chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển, bảo vệ môi trường sinh thái, xác định và tiếp cận cho từng lĩnh vực như: Vận tải biển, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi,… có sự tham gia của đại diện các cơ quan ở địa phương, các chuyên gia kỹ thuật, các tổ chức quần chúng, các hộ gia đình, lập bản đồ về các mối hiểm nguy, kế hoạch lưu giữ nước ngọt, áp dụng cách tiếp cận vùng để quản lý tài nguyên thiên nhiên ven biển dựa trên cộng đồng. Huy động cộng đồng tham gia vào việc kiên cố hóa đê điều, khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển tạo hành lang bảo vệ đê biển, ngăn ngừa nước biển dâng và nước mặn lấn sâu vào đồng ruộng...

Thứ ba, đầu tư xây dựng mới và củng cố hệ thống đê biển vững chắc, kiện toàn hệ thống thông tin truyền thông, hệ thống cảnh báo sớm sóng thần và dự báo thời tiết, phát triển hệ thống rừng và rừng ngập mặn, trước mắt triển khai sớm hệ thống đê biển ở vùng thấp và vùng ngập nước.

Thứ tư, khẩn trương triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực: tuyển chọn, lai tạo giống cây lương thực, cây công nghiệp, giống nuôi thủy, hải sản, … Đổi mới cơ cấu nghề nghiệp, phát triển các nghề mới thích ứng với các vùng mặn hóa, hạn hán, ngập nước; áp dụng công nghệ mới hiện đại vào các lĩnh vực khai thác khoáng sản, dầu khí, băng cháy, đóng tàu và chế biến các sản phẩm của biển,… Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu hút các nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các nước...

Thứ năm, gấp rút đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu quản lý các ngành kinh tế biển và cộng đồng cư dân ven biển không những có trình độ chuyên môn mà còn có kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%. Đồng thời đề nghị Chính phủ giao cho các ngành chức năng đưa nội dung giáo dục về kinh tế biển, biến đổi khí hậu, bảo vệ chủ quyền biển đảo và chương trình giảng dạy ở các cấp học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học thuộc hệ chính quy về không chính quy.

Có thể nói, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo VN có ý nghĩa rất to lớn, nhất là trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều nỗ lực vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang đã có mặt tại Mỹ (6/12/2015 10:26:24 AM)
Tôm Việt dẫn đầu thế giới về chứng nhận BAP 4 sao (6/11/2015 10:39:35 AM)
Tăng trưởng XK thấp cần được lưu ý (6/11/2015 10:37:42 AM)
TP.HCM: Giá trị sản xuất tại các KCX- KCN tăng cao (6/11/2015 10:34:18 AM)
Thị trường đồ dùng học tập: hàng Việt chiếm ưu thế (6/11/2015 10:33:32 AM)
Hàng có thuế suất 0% không phải làm thủ tục hoàn thuế (6/11/2015 10:32:39 AM)
Dồn dập xuất ngoại (6/11/2015 10:31:54 AM)
TP.HCM: Nỗ lực hỗ trợ tiêu thụ vải thiều (6/11/2015 10:28:20 AM)
Thanh long đầu vụ rớt giá mạnh (6/10/2015 10:23:36 AM)
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút dự án có chọn lọc (6/10/2015 10:11:56 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com