|
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường trong tháng 5 năm 2015 đạt 1,70 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng 4/2015. Tính chung cho 5 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 8,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 5 tháng đầu năm 2015, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang hơn 50 nước trên thế giới, trong số những thị trường chính tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam thì Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục chiến ưu thế. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục đứng đầu về kim ngạch với 4,05 tỷ USD, chiếm 49,7% thị phần xuất khẩu của nhóm hàng này, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2014. Đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là sang thị trường Nhật Bản, trị giá đạt trên 1 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 12,3% tổng kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản dự báo tiếp tục khả quan trong thời gian tiếp theo, do Việt Nam có thế mạnh là một trong những nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương cùng với Nhật Bản. Bên cạnh đó, việc các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư vào vùng sản xuất nguyên phụ liệu đã tạo cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam cơ hội tận dụng được lợi thế về quy tắc xuất xứ và từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường đầu tư sang Nhật Bản.
Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đứng thứ ba về kim ngạch trong 5 tháng đầu năm 2015, đạt 661,81 triệu USD, chiếm 8,1% tổng kim ngạch, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2015 sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng về kim ngạch; một số thị trường đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái như: Senegal tăng 111,4%; Chi Lê tăng 99,1%; Phần Lan tăng 219,4%; Achentina tăng 73,6%...
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) vừa được ký kết, ngay sau khi có hiệu lực sẽ có ưu đãi thuế quan đối với nhiều nhóm hàng của Việt Nam như nông sản, dệt may, da giầy, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến... Đối với dệt may, da giầy, phần lớn mặt hàng có mức thuế suất về 0%, số còn lại cũng sẽ giảm dần về 0% theo lộ trình cam kết. Về tổng thể, hai bên sẽ dành cho nhau mức mở của thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương 90% kim ngạch thương mại song phương. Việt Nam hiện là nhà cung cấp hàng may mặc lớn thứ 2 vào Hoa Kỳ, thứ 2 vào Nhật Bản và thứ 5 vào EU. Cùng với diễn biến thuận lợi của kinh tế thế giới, việc Việt Nam đã ký kết các Hiệp định trước đây và FTA Việt Nam - EU vừa qua cho thấy ngành dệt may của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển tốt trong thời gian tới.
Thị trường xuất khẩu dệt may tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015
ĐVT: USD
Thị trường xuất khẩu |
T5/2015 |
So T5/2015 với T4/2015 (% +/- KN) |
5T/2015 |
5T/2015 so với cùng kỳ 2014 (% +/- KN) |
Tổng kim ngạch |
1.709.194.979 |
4,5 |
8.151.836.513 |
9,2 |
Hoa Kỳ |
854.936.399 |
1,0 |
4.050.508.649 |
10,5 |
Nhật Bản |
175.337.248 |
-11,3 |
1.005.693.151 |
4,6 |
Hàn Quốc |
75.982.787 |
-35,2 |
661.810.125 |
6,8 |
Anh |
58.383.991 |
29,6 |
249.015.330 |
30,7 |
Đức |
58.721.724 |
29,9 |
234.693.004 |
-13,1 |
Canada |
50.817.802 |
10,4 |
206.949.772 |
25,6 |
Trung Quốc |
48.436.376 |
31,7 |
191.595.509 |
23,9 |
Tây Ban Nha |
50.225.257 |
116,9 |
179.432.641 |
-18,8 |
Hà Lan |
45.917.209 |
32,4 |
168.741.139 |
53,6 |
Campuchia |
19.608.850 |
26,0 |
84.959.237 |
42,4 |
Pháp |
28.694.872 |
22,1 |
83.914.541 |
30,5 |
Đài Loan |
15.272.463 |
8,5 |
83.517.534 |
11,5 |
Italy |
16.049.130 |
-29,5 |
80.590.151 |
25,8 |
Hồng Kông |
17.413.534 |
3,0 |
79.902.329 |
32,0 |
Bỉ |
18.002.995 |
48,2 |
69.606.368 |
1,4 |
Australia |
11.957.256 |
0,6 |
55.128.004 |
14,4 |
Indonesia |
9.877.722 |
-20,2 |
53.443.301 |
47,1 |
UAE |
12.893.878 |
31,8 |
51.609.768 |
20,1 |
Chi Lê |
7.693.185 |
-24,9 |
43.077.842 |
99,1 |
Mexico |
9.858.231 |
60,8 |
33.786.992 |
-16,7 |
Brazil |
7.728.957 |
19,8 |
30.677.601 |
21,9 |
Đan Mạch |
5.838.974 |
33,2 |
27.270.871 |
-11,6 |
Nga |
12.838.767 |
193,8 |
27.051.035 |
-47,7 |
Malaysia |
6.727.093 |
20,6 |
25.896.931 |
13,8 |
Thụy Điển |
4.850.567 |
34,1 |
25.348.774 |
-11,9 |
Ả Rập Xê Út |
4.260.981 |
-21,2 |
24.628.237 |
11,6 |
Singapore |
5.051.177 |
60,1 |
23.316.618 |
43,9 |
Philippines |
6.146.539 |
9,9 |
23.244.776 |
71,9 |
Thái Lan |
3.680.530 |
2,8 |
18.992.297 |
12,4 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
4.285.547 |
27,9 |
15.607.526 |
-37,8 |
Ba Lan |
3.102.060 |
7,5 |
15.509.788 |
-14,5 |
Bangladesh |
2.741.882 |
-31,3 |
14.355.990 |
26,5 |
Panama |
3.498.555 |
54,8 |
11.142.370 |
22,9 |
Achentina |
1.856.936 |
83,0 |
10.550.861 |
73,6 |
Na Uy |
2.161.073 |
83,3 |
9.889.872 |
26,4 |
Nam Phi |
1.851.921 |
38,7 |
8.282.600 |
-13,9 |
New Zealand |
1.490.191 |
14,2 |
6.589.560 |
5,7 |
Ấn Độ |
1.329.248 |
10,0 |
5.889.470 |
-39,5 |
Israel |
1.138.306 |
48,2 |
5.414.896 |
-10,4 |
Myanmar |
1.092.730 |
114,3 |
5.364.515 |
-16,9 |
Senegal |
78.360 |
* |
4.640.057 |
111,4 |
Áo |
1.285.878 |
-7,3 |
4.098.300 |
-14,2 |
Phần Lan |
1.403.322 |
565,9 |
3.822.502 |
-9,1 |
Nigieria |
966.142 |
-19,1 |
3.717.692 |
-74,5 |
Thụy Sỹ |
807.362 |
51,5 |
3.561.218 |
-15,4 |
Lào |
480.567 |
-23,5 |
3.379.184 |
4,0 |
Hy Lạp |
518.334 |
-43,9 |
3.270.157 |
91,8 |
Angola |
162.748 |
-21,3 |
2.926.497 |
-32,6 |
Séc |
130.426 |
-34,1 |
2.117.235 |
-80,1 |
Ai Cập |
552.161 |
10,2 |
2.056.967 |
-16,6 |
Ucraina |
671.054 |
222,4 |
1.891.230 |
-35,7 |
Slovakia |
102.081 |
-71,5 |
995.092 |
-62,2 |
Hungari |
196.058 |
82,9 |
984.341 |
-78,1 |
Bờ Biển Ngà |
49.846 |
1,1 |
412.489 |
-97,0 |
(Nguồn số liệu: TCHQ)
Theo VietnamExport
|