Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nhỏ chưa chắc đã yếu

9/19/2015 10:10:21 AM

Cần phải xem doanh nghiệp nhỏ và vừa là chiến lược quốc gia trong tái cấu trúc nền kinh tế

Hội thảo “Việt Nam trong bối cảnh kinh tế mới: Một số vấn đề về lao động và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)” do Viện Hàn lâm Xã hội Việt Nam tổ chức sáng 18-9 tại TP HCM, đã đưa ra những vấn đề bức xúc của khu vực DNNVV cần được gấp rút tháo gỡ.

Bị bỏ quên

Theo số liệu Hiệp hội DNNVV Việt Nam, DNNVV có quy mô nhỏ bé dần (2,1% quy mô vừa, 28,8% quy mô nhỏ, 69,1% siêu nhỏ), phạm vi hoạt động hẹp, cơ cấu chưa hợp lý cả về ngành nghề… Trước mắt, khu vực DNNVV đối mặt với khả năng thu hẹp quy mô sản xuất - kinh doanh ở một số lĩnh vực, tiếp tục hoạt động cầm chừng, thậm chí phải giải thể, phá sản.

TS Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV, cho rằng nội lực của khối này không còn là những hạn chế nữa mà là vấn đề bức xúc. Sau nhiều năm, tăng trưởng tín dụng cho DNNVV chỉ 25%-30%, đủ thấy DN thiếu vốn như thế nào.

Cũng nói về câu chuyện thiếu vốn, ông Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, cho biết trường hợp DN có hợp đồng 75 triệu USD nhưng không vay vốn được vì không minh bạch về tài chính. Theo ông, lâu nay các DNNVV đang trong cuộc chơi không minh bạch, nếu DN minh bạch thì sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi nên câu hỏi đặt ra là trong thời gian tới, nhà nước có tạo được cơ chế cho DNNVV minh bạch hóa không?

TS Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, nhắc lại tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân năm 2009, ông đã đưa ra vấn đề phải xem phát triển DNNVV là chiến lược quốc gia trong tái cấu trúc nền kinh tế, rất tiếc chúng ta nói rất nhiều nhưng đến nay chưa xem DNNVV như một chiến lược. Các địa phương thích thu hút đầu tư là DN chứ không quan tâm DNNVV. “20 năm trước, tôi đã nghiên cứu TP Atlanta của Mỹ. TP ấy có 2 tập đoàn lớn là Coca-Cola và CNN nhưng lại phát triển kinh tế dựa vào khu công nghiệp vừa và nhỏ với khoảng 6.000-7.000 DN. Hay như Đài Loan, ngay từ đầu, họ xác định mục tiêu phát triển là DNNVV trong nông nghiệp, công nghiệp và đã thành công, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tạo nên tầng lớp trung lưu ở Đài Loan như hiện nay” - TS Trần Du Lịch dẫn chứng.

Ba cái yếu

Số liệu thống kê cho thấy khu vực DNNVV chiếm 97,6% tổng số DN cả nước, đóng góp 43,2% GDP, 61% việc làm và gần 30% ngân sách. Xét về tính hiệu quả, khu vực kinh tế này hoạt động hiệu quả gấp 2,3 lần DN nhà nước và tương đương khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), điều này thể hiện tiềm năng, triển vọng của nó. Những năm gần đây, khối DNNVV bé dần nhưng đóng góp cho ngân sách vẫn tăng.

Theo TS Trần Du Lịch, DNNVV tuy nhỏ nhưng chưa chắc là yếu vì sự linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt là lớp DN mới khởi nghiệp. Tuy nhiên, khu vực này có 3 cái yếu cần được hỗ trợ: khả năng tiếp cận thị trường; tự thân DN không giải quyết được công nghệ nếu DN lớn đặt hàng; không có khả năng tiếp cận vốn. Đây là 3 cái yếu chung của DNNVV trên thế giới và đã được Đài Loan, Hàn Quốc giải quyết rốt ráo. Tại Việt Nam, nếu không giải quyết 3 điểm này thì DNNVV không phát triển được. Quốc hội đưa định hướng xây dựng luật hỗ trợ DNNVV vào chương trình làm luật năm 2016 là quá chậm.

Theo TS Tô Hoài Nam, cái chính là quan điểm nhận thức chưa đúng tầm. Đây là cản trở lớn nhất chi phối các chủ trương về DNNVV. Chúng ta nói về DNNVV rất nhiều nhưng chưa có chính sách nào coi họ là trung tâm và có hoạt động hỗ trợ cụ thể. Đến 98% chủ DNNVV không có nhu cầu trở thành DN lớn mà cần nhất là môi trường cạnh tranh thuận lợi để hoạt động hiệu quả hơn.

“Vì vậy, cần nhìn nhận thực tế hơn về vấn đề này để xây dựng chính sách theo hướng không nhất thiết phải buộc DNNVV lớn lên mà làm thế nào để tăng cường liên kết, từ liên kết đó tạo ra khối DN lớn. Bên cạnh đó, vai trò chủ trì đầu mối của cơ quan hỗ trợ cho DNNVV, cụ thể là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chưa phát huy được” - TS Tô Hoài Nam nói.

Chậm tái cấu trúc DN nhà nước

Theo TS Trần Du Lịch, những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc cải cách DN nhà nước không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả của DN nhà nước mà còn đóng vai trò lan tỏa, phân bố, tạo điều kiện cho cộng đồng DN cả nước phát triển, kể cả DN tư nhân và DN FDI. Từ năm 1992 đến nay, gần 1/4 thế kỷ Việt Nam tiến hành sắp xếp lại DN nhà nước nhưng vẫn xem việc tái cấu trúc DN nhà nước là trọng tâm cần phải làm. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân sâu xa nhất là tư duy cải cách.

Theo Người lao động.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường tại Úc (9/18/2015 10:13:36 AM)
8 tháng đầu 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hóa chất đạt 624 triệu USD (9/18/2015 10:09:22 AM)
Hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (9/18/2015 10:07:52 AM)
Kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 14,9 tỷ USD trong 8 tháng (9/18/2015 10:06:29 AM)
Châu Á sẽ phát triển thành khu vực kinh tế năng động nhất (9/17/2015 10:48:03 AM)
Thương mại hai chiều Việt Nam-Singapore tăng bình quân 20%/năm (9/17/2015 10:46:49 AM)
Thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống bán lẻ nước ngoài (9/17/2015 10:42:53 AM)
'Cắt' ngắn 22 ngày thời gian thẩm định doanh nghiệp ưu tiên (9/17/2015 10:39:09 AM)
"Hàng hóa đường sắt sẽ được thông quan tại Hà Nội" (9/17/2015 10:37:09 AM)
Lập khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị rộng hơn 23.800ha (9/17/2015 10:35:07 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com