Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu nông sản "trong nguy có cơ"

9/23/2015 10:42:41 AM

Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), 8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu của Việt Nam khá ảm đạm khi những mặt hàng chủ lực đối mặt với vô vàn khó khăn do các đối thủ cạnh tranh lớn ra sức phá giá.  

Bức tranh ảm đảm

Thống kê của Ipsard chỉ ra Việt Nam là nước có thặng dư thương mại nông-lâm-thủy sản (NLTS) nhưng đang trải qua đợt sụt giảm dài bất thường từ tháng 10/2014 đến tháng 2/2015. Mức phục hồi từ tháng 3 đến tháng 6/2015 chưa giúp thặng dư thương mại trở lại thời điểm đỉnh cao 2014  thì từ tháng 7 đến tháng 8/2015 xuất khẩu (XK) NLTS lại tiếp tục suy giảm. 

Mảng màu sáng của bức tranh XK nông sản 8 tháng qua là những mặt hàng vốn không được coi là mũi nhọn lại có bước tăng trưởng tốt: mặt hàng hạt tiêu tăng tới 4% về giá trị XK, gỗ và sản phẩm gỗ tăng tới 10,4% so với năm trước. Hạt điều XK tăng tới 13% về  lượng và 26% giá trị. XK rau quả tăng tới 11,2%, sắn XK tăng về lượng nhưng giảm giá do giá dầu giảm. 

Tuy nhiên, phần còn lại của bức tranh chủ yếu là mảng màu tối, các mặt hàng được đánh giá là chủ lực lại có chiều hướng sụt giảm đáng lo ngại. Điển hình là sụt giảm trong XK gạo. 8 tháng đầu năm, mặt hàng này giảm tới 8% về lượng và 13% về giá trị. Tượng tự,  XK cà phê giảm tới 14% về lượng và 16% về giá trị. XK cao su giảm 6%, XK thủy sản giảm 16% về giá trị. Riêng mặt hàng tôm XK bị cạnh tranh mạnh về giá từ các đối thủ. Mỹ, EU, Nhật vẫn là những thị trường lớn nhất nhưng Trung Quốc lại đang nổi lên như một thị trường quan trọng mới của Việt Nam.

Dường như XK nông sản của Việt Nam vẫn quá phụ thuộc vào thị trường truyền thống là Trung Quốc. Thống kế cho thấy nước này vẫn là đối tác chính của một loạt nông sản XK Việt Nam: chiếm 36,7% tổng giá trị XK gạo, 47% tổng giá trị XK cao su, 36,2% XK rau quả, 13,5% XK gỗ và sản phẩm từ gỗ, 12,7% XK hạt điều. Nhưng lưu ý là ở chiều ngược lại, Trung Quốc lại là đối tác cung cấp 55% thuốc trừ sâu và nguyên liệu đầu vào cho Việt Nam. 

Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Quyền Trưởng Bộ môn Thị trường và Ngành hàng, Viện Ipsard,  XK NLTS của Việt Nam đang gặp 4 vấn đề lớn. Thứ nhất, suy giảm năng lực cạnh tranh về giá đối với các mặt hàng XK do các đối thủ cạnh tranh lớn phá giá như: mặt hàng gạo từ các đối thủ Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan; cà phê từ Brazil, Colombia; tôm từ Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia; cao su từ Indonesia và Malaysia. Thứ hai, suy giảm cầu thế giới đối với hàng NLTS do suy thoái kinh tế Trung Quốc và dư cung. Thứ ba là bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa với sản phẩm chăn nuôi khi một số hiệp định hội nhập kinh tế mà Việt Nam tham gia có hiệu lực. Và vấn đề thứ tư, chính sách tỷ giá của Trung Quốc mang tính thị trường nhiều hơn cũng đang tạo nhiều bất ổn cho XK NLTS của Việt Nam. 

Giải pháp nào?

Để giải bài toán thương mại nông sản này, theo ông Kiên, trong ngắn hạn cần tận dụng thị trường Mỹ do đồng USD còn có mức giá cao. Khơi thông thị trường, đẩy mạnh XK các mặt hàng Việt Nam có lợi thế vào thị trường này như thủy sản, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Kết nối nhanh chóng để có các hợp đồng XK gạo sang Indonesia, Philippines, Malaysia vì các nước này có thể thiếu hụt cung trong năm nay. 

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển chính ngạch thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng có thể XK như sắn, rau quả, cao su, điều, gỗ và sản phẩm gỗ, tôm… Trong trung và dài hạn: Hỗ trợ DN đa dạng hóa thị trường XK. Ví dụ gạo là thị trường Bờ Biển Ngà, Ghana, Mỹ, Malaysia, UAE. Cà phê là Hàn Quốc, Ireland, Nga, Úc, Thái Lan… Cao su là Ireland, Thổ Nhĩ Kỳ. Thủy sản là Úc, Trung Quốc…Gỗ và sản phẩm từ gỗ là Anh, Ba Lan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ… Rau quả là Anh, Đức, UAE... 

Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Ipsard, đối với những mặt hàng giá giảm như gạo, cà phê, tôm cần phải tính đến chuyện khôi phục năng lực cạnh tranh của Việt Nam hoặc tìm kiếm thị trường mới. Đối với những thị trường có tiềm năng như Mỹ với mặt hàng tôm tìm cách khôi phục sản lượng… Việc cân đối được giữa các ngành hàng và các thị trường sẽ giúp XK NLTS tăng trưởng và cất cánh. 

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Phó Chủ tịch VASEP lại có cách nhìn khác khi cho rằng tạo ra nhóm sản phẩm mới là giải pháp đột phá trong giai đoạn hiện nay: “Thủy sản hiện nay XK sang 164 nước. Có mở thị trường sang các nước mới cũng không giải quyết được nhiều. Nếu chúng ta có những nhóm sản phẩm mới mạnh và có sức cạnh tranh cao mới giải quyết được vấn đề. Với kết quả mà Viện Thủy sản I đang làm 3 năm nay cho thấy về thủy sản tôi kiến nghị nên nuôi cá biển. Nếu chúng ta có 1 triệu tấn cá biển bằng công nghệ nuôi công nghiệp trong vòng 5 năm để XK, chúng ta sẽ có 5 tỷ USD. Có chế biến nữa có thể chúng ta sẽ có 7-9 tỷ USD” – ông Dũng nói.

Viện trưởng Tuấn nhấn mạnh, trước khi đề xuất những giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho cơ quan quản lý nhà nước cần phải có những nghiên cứu sâu hơn. Nhưng ông nói: “XK nông sản đang phải đối diện với nhiều thách thức, tuy nhiên, trong “nguy có cơ”, nếu khôn khéo thì sẽ vượt qua được khó khăn và đây chính là cơ hội cho XK nông sản Việt Nam phát triển”.

Theo Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Tăng lượng hàng xuất khẩu vào Nga - Cơ hội vàng đã đến (9/22/2015 10:46:17 AM)
Xuất khẩu tôm - không nhiều kỳ vọng (9/22/2015 10:44:15 AM)
Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ 8 tháng đầu năm 2015 (9/22/2015 10:39:43 AM)
Xuất khẩu tôm: Vui mà chẳng mừng! (9/21/2015 10:41:06 AM)
Xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc: "Điểm mặt" (9/21/2015 10:30:27 AM)
Những nhóm hàng xuất khẩu chính 8 tháng năm 2015 (9/21/2015 10:27:46 AM)
10 mặt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (9/21/2015 10:25:57 AM)
Nông nghiệp xuất siêu nhưng vẫn khó vui (9/19/2015 10:18:17 AM)
Xuất khẩu thủy sản sụt giảm và những biện pháp tháo gỡ khó khăn (9/18/2015 10:11:23 AM)
Hyundai muốn nhập khẩu rau, củ, quả VN (9/18/2015 10:04:46 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com