Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc: "Điểm mặt"

9/21/2015 10:30:27 AM

Trung Quốc là thị trường trọng điểm của ngành gỗ Việt Nam với mức xuất siêu trung bình mỗi năm hiện khoảng 600 triệu USD, tuy nhiên XK gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường láng giềng này đang tồn tại không ít bất ổn.

Chủ yếu xuất khẩu thô

Phát biểu tại Hội thảo “Thương mại gỗ Việt Nam - Trung Quốc 2012-2014: Thực trạng và xu hướng” diễn ra mới đây tại Hà Nội, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định: Những năm gần đây, XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng quá nhanh. Cách đây 10 năm, giá trị XK gỗ sang Trung Quốc mới chỉ đạt 200 triệu USD nhưng năm 2014 đã lên gần 850 triệu USD, đưa Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 2 sau Mỹ về tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam.

Dăm gỗ là mặt hàng chiếm tỷ lệ XK nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc. Năm 2014, kim ngạch XK mặt hàng này sang Trung Quốc đạt trên 510 triệu USD, chiếm 60,4% trong tổng kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này. Mặt hàng gỗ tròn XK sang Trung Quốc cũng có vai trò quan trọng, tuy nhiên đang dần mất đi vị thế của mình. Lượng gỗ tròn Việt Nam XK sang Trung Quốc giảm từ gần 32.000 m3 năm 2013 xuống còn gần 9.000 m3 năm 2014. Trong khi lượng gỗ tròn XK vào Trung Quốc có xu hướng giảm thì lượng gỗ xẻ XK vào thị trường này vẫn theo chiều hướng gia tăng. Năm 2014, Việt Nam XK gần 223.000 m3 gỗ xẻ, với kim ngạch đạt 146 triệu USD sang Trung Quốc, trong đó có 50% là gỗ cao su, 30-40% là các loại gỗ thuộc nhóm gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

Theo TS. Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends, tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, XK gỗ sang Trung Quốc đã đạt giá trị trên 425 triệu USD, cao thứ 2 (sau mặt hàng sắn) trong tất cả các sản phẩm của Việt Nam xuất sang Trung Quốc. Các mặt hàng chủ yếu quan trọng giúp cho ngành gỗ của Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc bao gồm dăm gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ, ván bóc và đồ gỗ thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Mặc dù thường xuyên xuất siêu sang Trung Quốc, song ông Nguyễn Tôn Quyền nhấn mạnh: XK gỗ sang Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thô hoặc bán thành phẩm, giá trị gia tăng thấp. Năm 2014, XK gỗ sang Trung Quốc đạt gần 850 triệu USD thì có tới trên 700 triệu USD là sản phẩm thô như dăm mảnh, gỗ tròn, độ tinh chế rất ít, trong khi đó các thị trường khác chủ yếu NK sản phẩm hoàn chỉnh.

Liên quan tới vấn đề này, TS. Tô Xuân Phúc bổ sung: XK gỗ và các sản phẩm gỗ sang Trung Quốc hiện nay thực chất vẫn là bán nguyên liệu thô, với hàm lượng giá trị gia tăng tạo ra bởi lao động tay nghề cao và công nghệ trong các sản phẩm này hầu như không tồn tại trong sản phẩm. “Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng cạn kiệt, hình thức XK hiện tại phản ánh những ưu tiên ngắn hạn vì lợi ích trước mắt, dựa vào khai thác tài nguyên thô và lao động giá rẻ, sử dụng công nghệ chế biến lạc hậu của một số DN tham gia thị trường. Điều này thể hiện sự yếu kém của ngành gỗ Việt Nam khi tham gia vào thương mại các mặt hàng gỗ với Trung Quốc. Nó cũng phản ánh tính không bền vững của ngành gỗ hiện nay”, TS. Tô Xuân Phúc nói.

Chỉ có DN XK được hưởng lợi

Ngoài ra, theo TS. Tô Xuân Phúc, vấn đề rất đáng lưu tâm nữa là có thể Việt Nam đã trở thành quốc gia trung chuyển gỗ. Cụ thể, trừ gỗ cao su, với vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại gỗ giữa Việt Nam-Trung Quốc, mặt hàng gỗ tròn và gỗ xẻ hiện Việt Nam đang XK sang Trung Quốc hầu hết có nguồn gốc từ các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông và là các loại gỗ quý hiếm. Việc Việt Nam NK các loại gỗ này từ các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông nhằm phục vụ mục tiêu XK, hay còn gọi là thương mại đơn thuần, thực sự đã biến Việt Nam thành quốc gia trung chuyển. Lợi ích của hình thức thương mại đơn thuần này hầu hết được tập trung vào các DN trực tiếp XK mà không mang lại lợi ích cho quốc gia hay người lao động.

Trung Quốc được nhận định đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò thị trường đặc biệt quan trọng đối với ngành gỗ Việt Nam. Tầm quan trọng của thị trường không chỉ thể hiện ở mức độ về kim ngạch XK đạt được hàng năm mà còn là nhu cầu khổng lồ về các mặt hàng gỗ của Việt Nam. Các mặt hàng gỗ của Việt Nam vẫn có tiềm năng duy trì, thậm chí mở rộng tại thị trường đông dân nhất trên thế giới này.

Do đó, để có thể ngày một nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo sự bền vững khi XK gỗ sang Trung Quốc, các chuyên gia khuyến cáo, cần sắp xếp tổ chức lại hình thức sản xuất kinh doanh của ngành gỗ. Điều này tạo cơ hội thông qua các cơ chế khuyến khích các DN có chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn, mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh bền vững.

Theo TS. Tô Xuân Phúc, sắp xếp và tổ chức lại hình thức sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc siết chặt quản lý và dần dần loại bỏ các DN kinh doanh dựa trên những lợi ích ngắn hạn, khai thác tận kiệt tài nguyên, tranh thủ lao động giá rẻ và công nghệ sản xuất chế biến lạc hậu.

Theo Báo Hải Quan

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Những nhóm hàng xuất khẩu chính 8 tháng năm 2015 (9/21/2015 10:27:46 AM)
10 mặt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (9/21/2015 10:25:57 AM)
Nông nghiệp xuất siêu nhưng vẫn khó vui (9/19/2015 10:18:17 AM)
Xuất khẩu thủy sản sụt giảm và những biện pháp tháo gỡ khó khăn (9/18/2015 10:11:23 AM)
Hyundai muốn nhập khẩu rau, củ, quả VN (9/18/2015 10:04:46 AM)
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU vẫn phụ thuộc khối FDI (9/17/2015 10:45:22 AM)
Xuất khẩu trực tiếp: Lời giải cho bài toán gia tăng lợi nhuận DN (9/15/2015 10:10:19 AM)
Xuất khẩu cá tra sang Brazil giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái (9/15/2015 10:06:40 AM)
Đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ sang Nhật (9/15/2015 9:56:52 AM)
Xuất khẩu thủy sản “hụt hơi” trong cạnh tranh (9/11/2015 10:07:22 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com