Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Ba Lan “đỏng đảnh”, EU lãnh đủ

2/1/2016 10:04:23 AM

Kể từ ngày 1/2/2016, việc vận chuyển hàng hóa qua lại giữa Nga và Ba Lan sẽ bị ngừng lại. Warsaw đã hủy bỏ các cuộc đàm phán hàng năm về cấp giấy phép cho việc vận chuyển hàng hóa giữa hai nước.

Sự “đỏng đảnh” của Ba Lan trong lĩnh vực này sẽ khiến không chỉ Nga mà cả EU sẽ chịu nhiều thiệt hại.

Khi Ba Lan “đỏng đảnh”

Theo tuyên bố của Bộ Vận tải Nga, việc vận chuyển hàng hóa giữa Ba Lan và Nga có thể sẽ bị tạm dừng vì thời hạn giấy phép vận chuyển cấp cho doanh nghiệp vận tải hai nước hết hạn vào ngày 1/2/2016.

Theo truyền thống, hàng năm Nga và Ba Lan đều tiến hành đàm phán để thỏa thuận về số lượng giấy phép cấp cho các xe tải của hai bên chở hàng vào mỗi nước, cũng như cấp cho nhau các quyết định cho phép vận chuyển hàng hóa từ nước thứ ba hoặc vào nước thứ ba. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa thể tiến hành cuộc đàm phán này trong năm nay.

Chính phủ Ba Lan hiện vẫn từ chối đưa ra các đề nghị cụ thể để tiến hành đàm phán năm 2016. Nguyên nhân là do Warsaw không hài lòng với những yêu cầu của Moscow đưa ra đối với lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế (giữa Nga và Ba Lan).

“Phía Ba Lan từ chối đưa ra những đề nghị cụ thể trong phần trao đổi các giấy phép (cho các hoạt động vận chuyển) để phản đối những thay đổi trong đạo luật số 362 của Bộ Vận tải Nga đối với các hoạt động của các danh nghiệp vận tải Ba Lan”- Bộ Vận tải Nga cho biết.

Theo Andrey Kurushin, Tổng Giám đốc Hiệp hội các đơn vị vận chuyển bằng ô tô, việc Ba Lan từ chối trao đổi giấy phép với phía Nga cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp vận tải của Nga không thể vào Ba Lan và ngược lại.

Nếu như hai bên không tích cực giải quyết vấn đề này để đạt được sự đồng thuận, các lệnh cấm sẽ tự động có hiệu lực từ ngày 1/2/2016. Khi đó, việc giao thương vận chuyển hàng hóa giữa hai bên sẽ bị ngừng trệ.

Andrey Kurushin cho biết rủi ro này rất nhiều khả năng xảy ra do thái độ bất hợp tác của phía Ba Lan. Ban đầu, các cuộc đàm phán dự định sẽ được tổ chức vào tháng 10/2015 đã bị phía Ba Lan hủy bỏ cho dù đoàn đại biểu Nga đã sang Ba Lan để sẵn sàng đàm phán.

Sau nhiều nỗ lực, hai bên đã nối lại được đàm phán đầu tiên vào ngày 21-22/12/2016 tại Warsaw nhưng không đem lại kết quả nào. Vòng đàm phán thứ hai đã diễn ra ngày 21/1/2016 vừa qua tại thành phố Svetlogorsk nhưng lại bị phía Ba Lan hủy bỏ chỉ 2 tiếng sau khi bắt đầu đàm phán, mặc dù theo kế hoạch đàm phán sẽ diễn ra trong 2 ngày.

Đến ngày thứ Tư (27/1) vừa qua, Bộ Vận tải Nga đã nhận được bức thư của Thứ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Xây dựng Ba Lan. Trong bức thư này, phía Ba Lan tiếp tục bày tỏ sự không hài lòng đối với việc Nga ban hành các yêu cầu mới trong lĩnh vực vận tải đường bộ.

Để đáp lại, Bộ Vận tải Nga đã gửi cho phía Ba Lan đề xuất thống nhất số lượng giấy phép sẽ cấp cho mỗi bên, đồng thời đề nghị kéo dài thời hạn của các giấy phép cũ thêm dù chỉ 2 tuần nữa, đến 15/2 nhằm các bên có thêm thời gian tiến hành đàm phán, trong khi đó các hoạt động vận tải trao đổi hàng hóa cũng không bị ngưng trệ. Tuy nhiên, hiện Ba Lan vẫn chưa có câu trả lời cho thiện chí này của Nga.

Ba Lan “đỏng đảnh”, EU lãnh đủ

Tuyến vận chuyển hàng hóa Nga - Ba Lan

Ba Lan muốn trục lợi?

Vậy điều gì khiến cho Ba Lan không hài lòng với đạo luật số 362 ban hành ngày 24/11/2014? Theo Andrey Kurushin, đạo luật này được ban hành nhằm lập lại kiểm soát của chính quyền đối với các doanh nghiệp và hoạt động vận tải trên lãnh thổ Nga, trong đó có vận chuyển hàng từ nước thứ ba, để làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên công bằng và minh bạch hơn.

Bản chất của vấn đề nằm ở chỗ các công ty vận tải của Nga phần lớn vận chuyển hàng hóa không cho thị trường Ba Lan và chỉ sử dụng lãnh thổ nước này để vận chuyển hàng hóa sang Italia, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha.

Trong khi đó, các công ty châu Âu cũng chỉ tận dụng lãnh thổ Ba Lan để vận chuyển hàng hóa vào Nga. Việc vận chuyển hàng hóa ra, vào các nước thứ ba bị hạn chế bởi số lượng giấy phép được hai bên cấp ra.

Tuy nhiên, Ba Lan lại thực hiện một số thủ thuật nhằm tăng lượng vận chuyển hàng hóa của châu Âu vào Nga thông qua lãnh thổ Ba Lan khi lấy nhãn mác là hàng hóa Ba Lan nhưng thực tế lại là các hàng hóa của châu Âu.

“Đạo luật mới đã loại bỏ được một số thiếu sót trong văn bản luật của Nga mà trước đó các thiếu sót này đã bị các công ty vận chuyển nước ngoài lợi dụng để đưa hàng hóa của nước thứ ba vào Nga nhưng vẫn dưới mác hàng hóa được nằm trong diện ưu tiên trong vận chuyển hàng giữa Nga và Ba Lan”- Andrey Kurushin cho biết.

Ngoài ra, các doanh nghiệp vận tải còn làm giả các giấy tờ để vận chuyển hàng hóa từ nước thứ ba, ví dụ như từ Đức, vào Nga. Chính những thủ thuật này của phía Ba Lan đã khiến các công ty vận tải của Nga chịu nhiều thiệt hại về kinh tế và dần mất đi vị thế của mình trên thị trường châu Âu.

Andrey Kurushin cho biết, trong số các doanh nghiệp vận tải châu Âu, các doanh nghiệp Ba Lan sở hữu nhiều nhất các giấy phép do Nga cấp về việc vận chuyển hàng hóa ra/vào nước thứ ba.

Các doanh nghiệp này do đó đã chiếm đến 70% thị phần vận tải hàng hóa ra/vào nước thứ ba, trong khi đó các doanh nghiệp vận tải của Nga chỉ chiếm 30% thị phần này.

Chính việc Nga ban hành sửa đổi đối với đạo luật số 362 để hạn chế tình trạng trên khiến phía Ba Lan bày tỏ sự không hài lòng với phía Nga. Mục đích chính của phía Ba Lan là tăng cường được các hoạt động vận chuyển ra/vào nước thứ ba và giảm thị phần của hoạt động vận tải song phương với Nga.

“Ba Lan muốn tận dụng điều kiện về vị trí địa lý của mình như là công cụ gây áp lực lên Nga nhằm nhận được tối đa giấy phép do Nga cấp cho các hoạt động vận tải hàng hóa ra/vào nước thứ ba”- Andrey Kurushin đánh giá.

Ba Lan “đỏng đảnh”, EU lãnh đủ

Nga và EU sẽ lãnh đủ?

Andrey Kurushin khẳng định rằng trong trường hợp vận chuyển hàng hóa giữa Nga và Ba Lan bị ngưng trệ, cả hai phía đều sẽ bị thiệt hại không nhỏ.

Theo cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Elena Skrynnik, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Nga và Ba Lan phản ánh một thực tế rằng, các doanh nghiệp vận tải Nga rất muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với các cơ quan thuế quan Ba Lan.

Theo các số liệu thống kê cụ thể, kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương Nga-Ba Lan lên đến 20 tỷ USD/năm, trong đó xuất khẩu hàng hóa từ Nga vào Ba Lan chiếm 65% và 35% còn lại là xuất khẩu hàng hóa Ba Lan vào Nga.

Trong khi đó, lượng trao đổi hàng hóa vào Nga chỉ chiếm lượng rất nhỏ trong cán cân hoạt động kinh tế đối ngoại của Ba Lan vì 90% lượng này được thực hiện với các nước EU.

Do đó, theo Elena Skrynnik, nếu như vấn đề này không được giải quyết thì thiệt hại với các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa của Nga sẽ lên đến vài trăm triệu USD/tháng.

Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích kinh tế Kirill Yakovenko, nếu biên giới hai bên bị đóng cửa thì thiệt hại đối với cả hai bên sẽ lên đến hàng trăm triệu USD/tuần.

Sẽ không chỉ có phía Nga gánh chịu thiệt hại và cả phía châu Âu cũng tổn thất không nhỏ. Ba Lan chỉ là địa bàn trung chuyển, không phải là bên xuất cũng như nhận hàng nên khi đó, thiệt hại sẽ chủ yếu do phía EU gánh chịu.

Ngoài ra, Belarus cũng có thể trở thành bên chịu thiệt từ hành động “đỏng đảnh” của Ba Lan. “Dù Ba Lan và Nga có chung biên giới trên đất liền (tỉnh Kaliningrad) nhưng phần lớn hàng hóa vận chuyển Nga-Ba Lan vẫn thông qua lãnh thổ Belarus.

Do đó, nếu biên giới bị đóng cửa trong tháng 2/2016 thì thiệt hại sẽ “chia đều” cho tất cả các bên, trong đó có cả Belarus”- Kirill Yakovenko đánh giá.

Hiện vẫn chưa có bất cứ phương án nào có thể thay thế cho các tuyến đường vận chuyển hiện đang vận hành: việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt và đường biển sẽ không thể thay thế được vận tải bằng đường bộ.

Việc phân bổ bớt lượng vận chuyển hàng sang các hình thức đường sông hoặc đường biển sẽ làm gia tăng chi phí dành cho kho vận, cũng như làm gia tăng thời hạn vận chuyển dẫn đến ảnh hưởng chất lượng hàng hóa.

Hiện các doanh nghiệp vận tải vẫn đang hy vọng hai bên sẽ sớm đạt được thỏa thuận này nhưng trên thực tế, nhiều khả năng Nga sẽ phải nhượng bộ Ba Lan vì lợi thế đang thuộc về phía Ba Lan.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.

Theo Infonet

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,11 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2015 (1/30/2016 9:41:30 AM)
Một số thị trường đạt kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trên 1 tỷ USD (1/30/2016 9:39:59 AM)
Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015 tăng 10% so với năm 2014 (1/30/2016 9:38:27 AM)
Nợ thuế vẫn tăng cao (1/29/2016 10:43:54 AM)
Việt Nam sẽ tăng trưởng thứ 2 châu Á (1/29/2016 10:43:04 AM)
VEC xúc tiến cổ phần hóa (1/29/2016 10:41:18 AM)
Vàng và USD cùng giảm giá (1/29/2016 10:40:27 AM)
Năm 2015, hàng rau quả xuất xứ từ Thái Lan chiếm 33,2% tổng kim ngạch (1/27/2016 10:14:02 AM)
Thương hiệu may mặc Việt dần lụi tàn: Phát triển bằng nội lực (1/26/2016 10:16:06 AM)
Nhật Bản thâm hụt thương mại thấp nhất trong 4 năm qua (1/26/2016 10:13:01 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com