Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Cẩn thận khi xuất khẩu theo FOB

7/30/2018 10:18:20 AM

Gần 90% hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là hàng vận chuyển bằng container, vẫn được bán cho khách hàng nước ngoài theo điều kiện FOB.

Đầu tháng 5/2018 vừa qua, doanh nghiệp M ở Hà Nội xuất khẩu một lô hàng dệt may theo điều kiện FOB sang thị trường Bắc Á bị phía đối tác “lừa”. Sau khi phía người bán Việt Nam vạch trần các thủ đoạn móc nối giữa người mua ở nước ngoài và đại lý giao nhận tại cảng bốc hàng ở Việt Nam và bắn tiếng nếu không khẩn trương thanh toán thì phía Việt Nam sẽ áp dụng chế tài pháp lý. Sau một tháng chây ì cuối cùng họ cũng đã buộc phải thanh toán tiền mua lô hàng trên.

Hiểu pháp lý

Điều kiện FOB nghĩa là mọi công đoạn về giao nhận vận chuyển và mua bảo hiểm cho các lô hàng đó hoàn toàn do phía người mua nước ngoài đảm nhận. Thông thường, để bảo đảm chắc chắn việc thu tiền hàng, phía Việt Nam thường yêu cầu phương thức thanh toán bằng L/C. Ngoài ra, còn quy định bộ vận đơn phải là vận đơn theo lệnh, nghĩa là người mua chỉ có thể nhận hàng ở cảng đích sau khi đã trả tiền hàng và xuất trình bộ vận đơn gốc trong đó ngân hàng mở L/C đã ra lệnh giao hàng cho họ.

Việc vận chuyển các lô hàng đóng trong container thường phải tuân thủ các nghiệp vụ vận tải đa phương thức. Theo thông lệ phổ biến trong thương mại và hàng hải quốc tế, sau khi nhận yêu cầu lưu cước vận chuyển của người mua FOB, các đại lý giao nhận vận tải ở cảng bốc hàng Việt Nam sẽ tiến hành 2 công đoạn khác nhau: đầu tiên họ hành động với tư cách là người gửi hàng hình thức và lưu cước với hãng tàu vận chuyển hàng tới cảng đích. Theo đó, người đại lý giao nhận sẽ nhận được bộ vận đơn thứ nhất do hãng tàu cấp gọi là Vận đơn chủ. Tiếp theo: dựa trên cơ sở Vận đơn chủ, đại lý giao nhận cấp bộ vận đơn thứ hai gọi là bộ Vận đơn thứ cấp theo dạng vận đơn vận tải đa phương thức cho người bán FOB phía Việt Nam phù hợp với quy định của hợp đồng và L/C.

Để giải quyết thực tế

Theo Bộ Luật Hàng hải Việt Nam và thông lệ quốc tế các đại lý giao nhận là người vận chuyển theo hợp đồng còn hãng tàu là người vận chuyển thực tế. Ngoài chi tiết về thông tin “người vận chuyển” khác nhau như trên, thông thường các chi tiết chủ yếu khác của 2 bộ vận đơn là như nhau.

Tuy nhiên, gần đây một số thương nhân nước ngoài mua hàng của Việt Nam theo điều kiện FOB đã thông đồng và móc ngoặc với đại lý giao nhận ở cảng Việt Nam để cấp cho họ bộ vận đơn thứ nhất dưới dạng vận đơn đích danh không có bản gốc trong đó ghi rõ người nhận hàng ở cảng đích là họ hoặc đại lý do họ chỉ định. Còn bộ vận đơn cấp cho người bán phía Việt Nam thì đúng như L/C và hợp đồng mua bán, tức là vận đơn theo lệnh. Theo thông lệ hàng hải thương mại phổ biến, với vận đơn như trên, khi hàng đến cảng đích phía người mua nước ngoài dễ dàng lấy được hàng mà không cần xuất trình vận đơn gốc, trong khi đó bộ vận đơn theo lệnh vẫn nằm trong ngăn kéo ngân hàng mở L/C. Kết cục thường là người mua chây ì thanh toán hoặc viện cớ thị trường đi xuống đòi giảm giá và không ít trường hợp họ biến mất.

Từ tình hình trên, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB cần lưu ý quy định rõ ngoài bộ vận đơn thỏa thuận trong hợp đồng và L/C nếu có những bộ vận đơn khác thì người mua cam kết nội dung và hình thức. Ngoài ra, khi gặp trường hợp tương tự, phía người bán Việt Nam cần nhanh chóng khống chế lô hàng bằng cách ra lệnh cho hãng tàu và đại lý giao nhận giữ hàng lại cho đến khi họ đã thanh toàn đầy đủ tiền hàng.

Theo Enternews.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ đồng loạt tăng trưởng kim ngạch (7/20/2018 9:59:45 AM)
Xuất khẩu vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam (7/10/2018 4:34:54 PM)
Hàng hóa nhập siêu từ Đài Loan gần 4,1 tỷ USD (7/10/2018 4:27:50 PM)
Nhập khẩu phân bón từ Malaysia tăng mạnh gấp hơn 2 lần cả lượng và trị giá (5/16/2018 11:20:01 AM)
Nhập khẩu quặng và khoáng sản vào Việt Nam tăng đột biến (5/16/2018 11:18:18 AM)
Nhập khẩu hóa chất từ hầu hết các thị trường đều tăng kim ngạch (5/16/2018 11:16:56 AM)
Xi măng xuất khẩu sang Đài Loan tăng mạnh nhất (5/15/2018 9:35:53 AM)
CPTPP “mở toang” cơ hội xuất khẩu dệt may vào Australia (5/15/2018 9:31:57 AM)
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 12 tỷ USD trong 4 tháng (5/7/2018 9:44:43 AM)
Trung Quốc đưa ra chiến dịch “khẩn cấp” thúc đẩy sản xuất đậu tương (5/7/2018 9:42:57 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com