Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Thế giới không đầu hàng lạm phát

2/26/2011 10:01:17 AM

Sau khi cơn bão lạm phát tràn từ Đông sang Tây, chính phủ các nước trên thế giới hiện nay đang đặt ưu tiên hàng đầu cho việc giải bài toán lạm phát để ổn định nền kinh tế mỗi nước.

 

Nới lỏng xuất khẩu lương thực

 

Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ, Sharad Pawar, ngày 25-2 đã kêu gọi Chính phủ Ấn Độ và các nước khác như Nga, Ukraine, Kazakhstan… nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu lúa mì và gạo, nhằm góp phần làm dịu bớt cơn sốt giá lương thực và giảm lạm phát trên toàn cầu.

 

Theo ông Pawar, riêng tại Ấn Độ, sản lượng lúa mì kỳ vọng có thể đạt kỷ lục 84 triệu tấn trong năm 2011, so với 80,71 triệu tấn trong năm 2010 và sản lượng gạo có thể tăng từ 89 triệu tấn lên 94 triệu tấn. Ông Pawar cho rằng Chính phủ Ấn Độ nên cân nhắc chuyện xuất khẩu một lượng lương thực nhất định trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt trên thị trường thế giới. Ấn Độ là quốc gia sản xuất lúa mì và gạo lớn thứ 2 thế giới, đã hạn chế xuất khẩu ngũ cốc trong vài năm gần đây, khi chỉ cho phép bán một lượng nhỏ thông qua các kênh ngoại giao.

 

Trong khi đó, Chủ tịch Liên đoàn công nghiệp nông nghiệp Nga Ivan Obolentsev trong cuộc phỏng vấn của đài “Tiếng nói nước Nga” nói việc xem lại lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc phụ thuộc vào vụ mùa năm nay. Ngoài ra, ông Obolestev cho rằng, 5-10% dự trữ vàng và ngoại tệ của đất nước cần được bảo quản ở dạng ngũ cốc.

 

Các chuyên gia cho rằng việc cấm xuất khẩu lương thực ở một số quốc gia có sản lượng lương thực lớn là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, là đầu cơ cấp quốc gia, làm cho giá lương thực toàn thế giới tăng chóng mặt. LHQ hồi đầu tháng 2 cũng kêu gọi các nước không cấm xuất khẩu lương thực. Mới đây Tổ chức Lương nông thế giới (FAO) cho biết sản lượng lương thực trên toàn thế giới hiện nay đủ tiêu dùng và không thể xảy ra khủng hoảng lương thực.

 

Trong khi đó, Chính phủ Indonesia vừa qua đã công bố kế hoạch nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo và tạm miễn thuế đối với gạo nhập khẩu nhằm bình ổn giá gạo đang có xu hướng tăng cao. Chỉ riêng tháng 1-2011, giá gạo tại quốc gia vạn đảo này đã tăng trung bình hơn 18%. Tuy nhiên, quyết định nhập khẩu gạo của chính quyền Jakarta đang vấp phải nhiều chỉ trích từ dư luận trong nước khi cho rằng kế hoạch sẽ tác động xấu đến thu nhập của nông dân và quan trọng nếu dự báo không tốt sẽ để gạo dự trữ trong kho biến chất như tại Philippines hồi năm ngoái.

 

Tăng lãi suất ngân hàng

 

Bắt đầu từ thứ hai tới, quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nga sẽ có hiệu lực, tăng thêm 0,25% lên 8%/năm. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 12-2008 sau khi Chính phủ Nga đã quyết định cắt giảm lãi suất 14 lần nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Không chỉ tăng lãi suất, chính phủ còn áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát chặt tiền tệ và hoạt động tín dụng.

 

Trước đó, Trung Quốc cũng quyết định tăng lãi suất đến 3 lần chỉ trong vòng 4 tháng. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu dù vẫn giữ lãi suất 0,5% từ tháng 7-2008, nhưng hiện nay đang bị áp lực tăng lãi suất vì áp lực lạm phát đang đè nặng châu Âu.

 

Tại Anh, dù một số thành viên của Ủy ban chính sách tiền tệ đã kêu gọi Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất, nhưng ngân hàng vẫn chưa thay đổi vì muốn đảm bảo tốc độ tăng trưởng lý tưởng 4% trong tháng Giêng, mức cao nhất trong vòng hai năm qua. Tuy nhiên báo chí dự đoán có khả năng sẽ tăng vào tháng 5 vì lạm phát đang ở mức nguy hiểm.

 

Theo SGGP

TIN LIÊN QUAN
Shipco mở dịch vụ LCL từ L.A. đến Costa Rica (5/8/2014 8:22:26 AM)
Sản lượng container L.A, Long Beach đi xuống (3/20/2014 9:02:59 AM)
Xuất khẩu nông, lâm-thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 9,4% (2/26/2014 10:08:14 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 11 tháng đạt 25,25 tỷ USD (11/27/2013 9:33:16 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tám tháng đạt 17,98 tỷ USD (8/28/2013 8:41:02 AM)
Sản lượng container của LA giảm 1.48% trong tháng 7 (8/17/2013 8:56:53 AM)
Tháng 7, XK nông lâm thủy sản đạt 2,39 tỷ USD (7/30/2013 9:56:58 AM)
Lạm phát Đức tháng 4 thấp nhất hơn hai năm (5/4/2013 10:19:05 AM)
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com