Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

IMF cảnh báo tăng trưởng kinh tế "tiềm ẩn rủi ro"

6/20/2011 10:02:25 AM

Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" công bố ngày 17/6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tuy chịu tác động từ sự chững lại của hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Nhật Bản, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng trong nửa cuối năm nay. Song, sự phục hồi này vẫn không đồng đều và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Các nhà kinh tế IMF cảnh báo cùng với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản, những hiểm họa tiềm ẩn ở các nền kinh tế thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã trở nên nguy hiểm hơn. Vì vậy, các nền kinh tế lớn của thế giới cần điều chỉnh chính sách mạnh mẽ cũng như phối hợp chính sách chặt chẽ và đồng bộ hơn để tránh rủi ro và sự mất cân bằng của tăng trưởng kinh tế.

Một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cần ưu tiên thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô, sử dụng linh hoạt tỷ giá hối đoái và các công cụ kinh tế thận trọng như kiểm soát vốn để tránh làm nổ những bong bóng kinh tế.

Mặc dù vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 là 4,3% và 4,5% cho năm tiếp theo, song IMF không loại trừ khả năng nền kinh tế toàn cầu có thể suy giảm trong quý 2/2011.

Báo cáo của IMF nhận định tăng trưởng tại Eurozone, được thúc đẩy bởi đầu tư mạnh ở Đức và Pháp, đã có triển vọng lạc quan hơn. Nhưng những thách thức tài chính lớn ở nhiều nước châu Âu khác đã gây những biến động tài chính đáng lo ngại. Tăng trưởng của các nền kinh tế châu Âu mới nổi trong năm nay sẽ cao hơn mức dự báo, nhưng cũng sẽ chậm lại trong năm 2012 do nhu cầu trong nước ở Thổ Nhĩ Kỳ đã đến chu kỳ giảm.

Trong khi đó, tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á mới nổi sẽ giảm nhẹ so với mức tăng cao của năm 2010. Các nền kinh tế Mỹ Latinh được thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước và xuất khẩu hàng hóa tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại ở một số nước và các chính sách tài chính tiền tệ được siết chặt hơn sẽ làm giảm nguy cơ phát triển quá nóng của nền kinh tế.

Báo cáo của IMF cảnh báo những nguy cơ tài chính thế giới đã tăng lên từ tháng Tư vừa qua vì 3 lý do. Thứ nhất, đó là mối lo ngại đang gia tăng trên toàn cầu về sức bền của tiến trình phục hồi kinh tế thế giới. Hai là, lo ngại cũng đang tăng nhanh về sự ủng hộ chính trị đối với việc điều chỉnh tài chính ở ngoại vi châu Âu cũng như những nguy cơ chính trị nảy sinh từ quá trình này ở nhiều nước.

Và cuối cùng là ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận bất chấp nguy cơ mất cân bằng tài chính trong tương lai, đặc biệt ở các nền kinh tế thị trường mới nổi.

 

Theo Vietnam+

TIN LIÊN QUAN
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Giá vàng giảm mạnh nhất 3 thập kỷ (4/16/2013 8:58:38 AM)
Xuất khẩu đã đưa kinh tế Việt Nam thoát khỏi tình trạng bất ổn (4/3/2013 11:13:03 AM)
Kinh tế TQ, Mỹ, Ấn Độ đứng đầu thế giới năm 2050 (2/6/2013 9:52:24 AM)
Kinh tế có dấu hiệu triển vọng vào nửa sau của năm (1/31/2013 9:48:59 AM)
Khủng hoảng và hệ thống tài chính tín dụng - Phân tích ứng dụng với kinh tế Mỹ và Việt Nam (1/28/2013 11:14:22 AM)
Kinh tế Hàn Quốc tăng chậm nhất trong ba năm qua (1/25/2013 9:56:31 AM)
Nền kinh tế nào hưởng lợi khi kinh tế Nhật phục hồi? (1/21/2013 9:57:09 AM)
Kinh tế Trung Quốc phục hồi trong quý cuối 2012 (1/19/2013 9:11:35 AM)
ADB và Chính phủ Việt Nam ký 4 hiệp định vay vốn 176 triệu USD (1/18/2013 10:22:31 AM)
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com