Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu thép : Không phải cứ muốn là được

2/27/2012 9:13:30 AM

Theo dự báo của nhiều chuyên gia cũng như các DN ngành thép, việc xuất khẩu thép trong năm 2012 sẽ gặp không ít khó khăn.

Khó vì tỉ giá và lãi suất

Trong đó, tỉ giá và lãi suất là hai thách thức lớn nhất. Ông Nguyễn An – TGĐ Cty Thép Thái Bình Dương cho biết, để có thể xuất khẩu thép hiệu quả DN phải “canh” những biến động về tỉ giá trong nước để ký hợp đồng với các đối tác. “Do phần lớn nguyên liệu chúng tôi buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài nên chỉ tính riêng việc tìm nguồn USD thanh toán cho việc nhập nguyên liệu đã làm cho DN mất một khoản tiền chênh lệch về tỉ giá quy đổi không nhỏ, chưa kể việc tỉ giá trong nước biến động liên tục” - ông An chia sẻ.

Mỹ và Tây Âu sẽ giảm bớt số lượng nhập khẩu khiến lượng thép của các nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ dư thừa

Lãi suất trong nước cao cũng khiến các mặt hàng của DN thép mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ông Hồ Nghĩa Tín – TGĐ Cty thép Dana - Ý chia sẻ, do đặc thù kinh doanh của ngành thép là phải sử dụng vốn vay lớn, trong đó, vay từ ngân hàng chiếm tới 70 - 80%, thậm chí 100% để đầu tư sản xuất trong khi lãi suất vay vốn ngân hàng vẫn ở mức cao, nên khả năng cạnh tranh rất thấp và luôn trong tình trạng phụ thuộc, trong khi các DN thép nước ngoài khi đầu tư sản xuất thì vốn tự có của họ chiếm phần lớn, nên khả năng cạnh tranh về giá của họ trên thị trường thế giới rất mạnh. Bên cạnh đó, theo ông Tín, do những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế và chính trị thế giới, năm 2012 nhiều nước vẫn tiếp tục thực thi chính sách kinh tế có kiểm soát chặt chẽ, cắt giảm đầu tư, giảm nợ công khiến tiêu thụ sản phẩm thép giảm. Những nước nhập khẩu nhiều thép như Mỹ và Tây Âu sẽ giảm số lượng nhập khẩu khiến lượng thép của các nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ thừa. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường xuất khẩu của VN bị thu hẹp.

Mới đây, Bộ Tài chính đã đề xuất tăng thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng, trong đó thép xây dựng lên 1,3 - 2%, phôi thép tăng 3% trong khi nhiều nước xuất khẩu thép đang áp dụng các biện pháp trợ giá cho sản phẩm. Cụ thể như sản phẩm thép của Trung Quốc đang được hỗ trợ bởi chế độ duy trì tỉ giá thấp. Nếu VN đánh thuế vào sản phẩm thép xuất khẩu sẽ làm cho xuất khẩu thép giảm, thừa thép càng thêm trầm trọng.

Cẩn trọng kiện chống phá giá

Trong năm 2011, thép VN liên tiếp bị gây khó dễ khi xuất sang thị trường Mỹ do bị kiện chống phá giá đối với các mặt thép ống, thép cuộn cacbon với nguyên nhân các DN thép VN được trợ cấp của nhà nước như vay ưu đãi xuất khẩu, giảm tiền thuê đất... Hiện chưa có thông tin về biên độ phá giá, tuy nhiên, theo một số luật sư thì trong trường hợp phía Mỹ thành công khi khởi kiện, Mỹ sẽ áp thuế nhập khẩu cao cho sản phẩm ống thép VN khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Điều này sẽ làm tăng giá sản phẩm ống thép VN tại thị trường này.

Ngoài ra, đối với các DN thép VN, để tham gia vụ kiện trên, chi phí thuê luật sư để “cãi” cũng không nhỏ. Theo ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA), đã có một số Cty luật chuyên về các vụ việc chống bán phá giá đến ngỏ lời “cãi” cho các DN thép VN với mức phí từ 20.000 – 85.000 USD tùy theo trường hợp DN là tự nguyện hay bị bắt buộc điều tra. Trong trường hợp thắng kiện thì DN còn phải trả thêm cho Cty luật một khoản tiền (gọi là tiền thưởng) khoảng 50.000 USD nữa. Ông Nghi cho biết, mức giá này đã được xem là cao lại chỉ áp dụng cho từng DN chứ không áp dụng chung cho cả ngành nên đây đang là câu hỏi lớn. Cùng với đó, do giá các DN đang xuất khẩu cũng không quá cao, khoảng 900 – 1.000 USD/tấn trong khi khối lượng xuất khẩu vào Mỹ ít, tiền lãi cũng không nhiều nên không loại trừ khả năng các DN có thể bỏ qua thị trường này – không tham gia chống kiện. “Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi trước mắt của các DN mà về lâu dài nó còn ảnh hưởng mạnh đến ngành thép VN nói chung”, ông Nghi nhấn mạnh.

Theo BaoMoi

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam- Thổ Nhĩ Kỳ: Tăng cường hợp tác sản xuất thép (2/24/2014 8:53:26 AM)
Tổng quan thị trường thép tháng đầu năm 2014 và dự báo (2/20/2014 9:43:37 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Sản lượng thép thô toàn cầu năm 2013 tăng 3,5% (1/25/2014 9:04:00 AM)
Thị trường thép ảm đạm ngay trong mùa xây dựng (1/10/2014 9:33:43 AM)
Nhập khẩu thép giảm gần một nửa (1/2/2014 10:20:38 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
Dự báo tháng cuối năm giá thép ổn định (12/13/2013 11:14:38 AM)
Thị trường thép Việt: Cạnh tranh gay gắt (11/28/2013 10:39:05 AM)
Xuất khẩu cả năm có thể đạt 131 tỷ USD (11/5/2013 10:33:27 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Xuất hàng thủ công qua Nhật: “Vấn đề không phải ở giá” (2/27/2012 9:12:59 AM)
Khi nhập siêu trở lại (2/27/2012 9:11:57 AM)
Xuất khẩu gạo: Việt Nam có thể soán ngôi Thái Lan (2/27/2012 9:11:22 AM)
Xuất khẩu cao su năm 2011 và dự báo năm 2012 (2/27/2012 9:10:48 AM)
Xuất nhập khẩu hàng hoá tính đến 15-2-2012 (2/25/2012 10:53:27 AM)
Nhập khẩu vàng của Ấn Độ giảm do giá tăng (2/25/2012 10:52:24 AM)
Xuất khẩu thủy sản tháng 1 giảm mạnh so với cùng kỳ (2/25/2012 10:50:02 AM)
Năm 2015, xuất khẩu than sẽ giảm còn 5 triệu tấn (2/25/2012 10:49:38 AM)
Ðể xuất khẩu vượt trên 100 tỷ USD (2/25/2012 10:48:58 AM)
Nguồn cung dồi dào, phân bón cần hướng tới xuất khẩu (2/24/2012 9:05:09 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com