Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm ước đạt 4,5 tỷ USD

1/15/2013 10:01:09 AM

Trong vài năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã tăng tương đối nhanh và năm nay, có thể đạt mức 4,5 tỷ USD. Cùng với mức tăng nhanh kim ngạch thì Việt Nam đã chuyển từ xuất khẩu thô là chủ yếu sang xuất khẩu sản phẩm gỗ dân dụng có kỹ thuật, mỹ thật cao, được khách hàng nhiều nước ưa chuộng.

 

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm bình quân năm qua các thời kỳ

 

(Nguồn: tính toán trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê)

Bình quân

Kim ngạch (triệu USD)

Năm 1997-2003

323

Năm 2004-2006

1535

Năm 2007-2009

2583

Năm 2010-2011

3695

Dự báo năm 2012

4500

 

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã tăng tương đối nhanh qua các thời kỳ. Từ 2003 trở về trước, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ ở mức dưới 1 tỷ USD trong thời gian khá lâu. Bắt đầu từ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm lần đầu tiên đã vượt qua mốc 1 tỷ USD. Nhưng chỉ từ năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã vượt qua mốc 2 tỷ USD. Cũng chỉ trong 3 năm, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã vượt qua mốc 3 tỷ USD.

 

Dẫn nguồn số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 4,2 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2011. Tính riêng tháng 11/2012, xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam thu về 425,8 triệu USD, tăng 2,9% so với tháng 10/2012. Dự kiến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 4,5 tỉ USD.

 

Đáng chú ý Việt Nam đã chuyển từ xuất khẩu chủ yếu là gỗ cây, gỗ ván sàn, gỗ xẻ (tức là xuất khẩu thô là chủ yếu), sang xuất khẩu sản phẩm gỗ dân dụng có kỹ thuật, mỹ thật được khách hàng nhiều nước ưa chuộng.

 

Về thị trường, 11 tháng 2012, có 22 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 10 triệu USD và có 8 thị trường đạt trên 100 triệu USD, đáng chú ý trong đó thị trường Hoa Kỳ đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 38,6% tỷ trọng, tăng 27,14% so với cùng kỳ năm 2011. Kế đến là thị trường Trung quốc  đạt 655,1 triệu USD tăng 11,12%; Nhật Bản đạt 607,1 triệu USD…

 

Hiện nay, cả nước có khoảng gần 6.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản, với trên 400.000 lao động, 115.000 tỷ đồng vốn, trên 46.000 tỷ đồng tài sản cố định và đầu tư tài chính, doanh thu thuần hàng năm đạt trên 114.000 tỷ đồng.

 

Thống kê thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 11 tháng 2012

ĐVT: USD

 

KNXK T11/2012

KNXK 11T/2012

KNXK 11T/2011

% +/- KN so T11/2011

% +/- KN so cùng kỳ năm 2011

Tổng KN

425.830.779

4.211.369.753

3.540.156.150

21,68

18,96

HoaKỳ

162.769.566

1.625.921.784

1.278.835.767

18,10

27,14

Trung Quốc

55.404.366

655.113.606

589.542.051

67,14

11,12

Nhật Bản

64.053.562

607.169.810

531.640.098

15,25

14,21

Hàn Quốc

22.588.998

203.331.611

169.463.486

13,85

19,99

Anh

15.162.897

166.730.129

143.017.162

-5,06

16,58

Oxtrâylia

11.377.813

108.439.637

93.451.532

-1,91

16,04

Đức

15.481.671

108.391.043

105.777.500

14,79

2,47

Canada

9.564.216

103.762.056

80.396.642

3,01

29,06

Pháp

11.090.468

74.036.730

64.203.323

-8,13

15,32

Đài Loan

5.042.850

64.242.781

52.897.547

23,96

21,45

HàLan

6.524.017

57.478.253

52.403.116

27,31

9,68

Ấn Độ

4.312.962

44.198.160

29.004.474

27,15

52,38

hongkong

4.694.948

40.229.428

39.590.086

108,55

1,61

Bỉ

3.191.797

37.307.677

31.103.226

-18,75

19,95

Malaixia

2.246.018

27.735.818

30.899.600

-4,20

-10,24

Xingapo

4.794.402

25.753.538

20.894.888

65,94

23,25

Italia

3.033.072

25.298.348

29.864.165

3,14

-15,29

Thuỵ Điển

2.529.150

21.957.262

19.387.266

69,23

13,26

Niuzilan

1.453.306

16.051.116

12.074.922

0,94

32,93

Tây Ban Nha

1.448.791

14.922.916

16.430.122

-32,93

-9,17

Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất

1.220.696

11.846.672

9.013.354

20,41

31,43

Đan Mạch

1.273.211

11.278.615

13.184.151

4,84

-14,45

Nauy

1.637.043

9.539.672

7.367.434

137,29

29,48

Áo

1.049.677

9.400.124

5.863.650

55,10

60,31

A rập Xêut

397.883

9.213.996

5.211.153

-13,66

76,81

Ba Lan

952.594

8.540.872

9.021.960

-30,63

-5,33

TháiLan

1.100.259

7.316.287

3.127.938

230,61

133,90

Nga

690.301

7.144.922

4.935.599

-23,64

44,76

Thổ Nhĩ Kỳ

1.051.995

6.514.788

7.252.706

125,92

-10,17

Nam Phi

411.028

5.451.122

3.092.919

262,25

76,25

Thuỵ Sỹ

824.313

3.638.897

3.580.949

4,56

1,62

Phần Lan

623.124

3.534.049

5.655.336

-44,45

-37,51

Séc

659.288

2.938.474

2.587.778

114,00

13,55

Hy Lạp

95.019

2.829.355

4.286.070

-25,56

-33,99

Cămpuchia

527.791

2.270.176

1.254.114

116,45

81,02

Mêhicô

138.906

2.064.030

1.807.761

-55,91

14,18

Bồ Đào Nha

38.881

1.285.276

2.357.431

-88,83

-45,48

Ucraina

206.334

1.236.521

967.392

-18,91

27,82

Hungari

138.407

922.797

807.891

-65,84

14,22

 

Năm 2012, theo đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, là năm giá gỗ nguyên liệu ít biến động so với các năm trước. Hiện tại Mỹ và Canada là hai nguồn cung cấp chính tới thị trường Trung Quốc với khối lượng gỗ xẻ mềm lên đến 50% tổng nhập khẩu gỗ xẻ của Trung Quốc.

 

Sang năm 2013, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang EU nói chung và thị trường Hà Lan nói riêng sẽ gặp khó khăn hơn khi khối này siết chặt lại quy định về nguồn gốc xuất xứ gỗ.

 

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi từ ngày 3-3-2013, quốc gia này sẽ cấm nhập khẩu và bán gỗ khai thác bất hợp pháp. Lệnh này áp dụng cho cả các sản phẩm được làm từ gỗ khai thác bất hợp pháp như khung cửa sổ, bàn ghế để vườn hoặc hàng rào ...

 

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores), những quy định mới của Hà Lan về nhập khẩu gỗ nhằm thực thi đạo luật FLEGT (tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản), trong năm 2013, các quốc gia ở thị trường EU sẽ quyết liệt hơn trong việc quản lý khai thác gỗ bất hợp pháp tàn phá tài nguyên, ảnh hưởng xấu tới xã hội.

 

Cụ thể, theo quy định mới của Hà Lan, các nhà nhập khẩu không tuân thủ theo lệnh cấm này có thể bị phạt làm lao động công ích, phạt tiền tối đa 79.000 euro hoặc bị tù tối đa 2 năm; hàng hóa sẽ bị tịch thu và tạm thời bị ngừng kinh doanh.

 

Tổng thư ký Vietfores cũng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế EU còn khó khăn, với việc các quốc gia EU tăng cường kiểm soát nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm gỗ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này.

 

Trước khi Hà Lan ban hành quy định mới về nhập gỗ, gỗ khai thác bất hợp pháp tại nước xuất xứ và các sản phẩm được làm từ gỗ khai thác bất hợp pháp vẫn được phép nhập khẩu vào Hà Lan.

 

Theo Bộ Công Thương, Cơ quan an toàn thực phẩm và hàng tiêu dùng của Hà Lan (VWA) sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện luật mới này. Hà Lan hiện có khoảng 5.000 công ty chịu ảnh hưởng của lệnh cấm. Từ ngày 3-3-2013, các công ty này phải chứng minh nguồn gốc gỗ nhập khẩu, VWA sẽ là cơ quan kiểm tra những quy định này.

 

Theo Vinanet

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang Malaysia (1/15/2013 9:57:07 AM)
Việt Nam đang để mắt đến thị trường hạt điều Ấn Độ (1/15/2013 9:56:02 AM)
Samsung Việt Nam chiếm 98% tỷ trọng xuất khẩu điện thoại (1/14/2013 10:00:52 AM)
Nhập siêu của Campuchia trong năm 2012 tăng 50% (1/14/2013 9:59:53 AM)
Đề nghị xuất 300.000 tấn đường để giảm tồn kho (1/14/2013 9:59:12 AM)
Xuất khẩu thủy sản năm 2013 dự báo không khả quan (1/14/2013 9:58:45 AM)
Đặt mục tiêu xuất khẩu hơn 126 tỷ đôla (1/14/2013 9:57:49 AM)
Dự báo tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 19% (1/14/2013 9:54:41 AM)
Chưa cấp phép tạm nhập tái xuất với mặt hàng thực phẩm đông lạnh (1/11/2013 10:00:16 AM)
Ấn Độ không có kế hoạch nâng thuế nhập khẩu đường (1/11/2013 9:59:49 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com