Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Tình hình xuất khẩu cà phê sang Châu Phi

3/23/2013 9:41:57 AM

Hiện nay, cùng với chè, cà phê đã trở thành đồ uống ngày càng được ưa chuộng của người dân Bắc Phi Ả rập. Bên cạnh đó, tại những nước này, số lượng người nước ngoài, chủ yếu là Châu Âu đến sinh sống và làm việc ngày một đông. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng mạnh, nhất là khi các nước trong khu vực không trồng được loại cây này. 

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt tại Châu Phi, chủ yếu là các nước Bắc Phi từ nhiều năm nay. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường nàyđạt 122 triệu USD, tăng 38%. Các thị trường nhập khẩu chính gồm có An-giê-ri (59 triệu USD), Tuy-ni-di (16 triệu USD), Ai Cập (14,8 triệu USD), Ma-rốc (13,6 triệu USD), Libi (2 triệu USD). Ngoài ra, Nam Phi cũng là thị trường tiêu thụ cà phê tương đối lớn với kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam năm 2012 đạt 16 triệu USD. 

Phần lớn cà phê nhập khẩu vào Bắc Phi dưới dạng cà phê thô (cà phê chưa rang xay và chưa khử cafein) qua trung gian là các thương nhân châu Âu. 80% cà phê nhập khẩu là cà phê robusta và 20% là cà phê arabica. 

Nhìn chung, cà phê nhập khẩu phải tuân thủ việc kiểm tra chất lượng và các quy định chặt chẽ, do một cơ quan chống gian lận và một phòng thí nghiệm đảm nhiệm, đây là rào cản đầu tiên khi hàng bắt đầu vào lãnh thổ quốc gia. Những người có trách nhiệm sẽ phân tích mẫu lấy từ các bao khác nhau để kiểm tra xem có đáp ứng được các tiêu chuẩn qui định hay không. Về mặt pháp lý, trong mẫu 300 gr, trọng lượng nhân hỏng không được vượt quá 10 %, nếu không hàng sẽ bị ách lại tại cảng. Mức thuế nhập khẩu trung bình là 25% đối với cà phê chưa rang xay và 70% đối với cà phê rang xay. 

Việc xuất khẩu cà phê hộp, cà phê hòa tan của Việt Nam vào các nước Bắc Phi còn hạn chế. Người tiêu dùng tại đây thường uống rất ngọt và đánh giá cà phê hòa tan của Việt Nam chưa có đủ độ đường. Đây là điều các doanh nghiệp cần lưu ý khi chế biến, xuất khẩu cà phê thành phẩm vào những thị trường này. 

Trừ khu vực Bắc Phi không sản xuất cà phê còn lại những khu vực khác như Đông Phi, Tây Phi đều trồng loại cây này. Châu Phi cũng thành lập Tổ chức cà phê liên châu Phi bao gồm 25 nước sản xuất trong đó lớn nhất Ethiopia, U-gan-đa và Bờ Biển Ngà. 

Tại khu vực Bắc Phi, cà phê Việt Nam phải cạnh tranh với cà phê các nước Braxin, In-đô-nê-xi-a, Ghi-nê, Cốt-đi-voa, U-gan-đa, Tô-gô và Công-gô. 

Theo Bộ Công Thương/(TTNN)

TIN LIÊN QUAN
Gạo sẽ phổ biến ở châu Phi hơn là châu Á (6/10/2014 9:37:22 AM)
Châu Phi – Hướng tới thị trường chiến lược đầu tư hiệu quả, bền vững (6/4/2014 10:21:39 AM)
Nhập khẩu bông từ châu Phi: Chú trọng khai thác lợi thế (5/24/2014 10:06:43 AM)
Xuất khẩu sang châu Phi, Tây Á, Nam Á đạt 2,76 tỷ USD (5/12/2014 10:07:39 AM)
Xuất khẩu gạo sang châu Phi đang gặp khó (4/24/2014 9:44:25 AM)
Cần nhanh chóng thay mới diện tích cà phê già cỗi (4/22/2014 9:09:28 AM)
EU cấm nhập khẩu cá từ Belize, Campuchia và Guinea (3/28/2014 10:04:57 AM)
Xe không qua hầm vẫn bị thu phí (3/7/2014 9:08:54 AM)
Trao đổi thương mại Việt Nam- Châu Phi tăng 22,4% trong năm 2013 (2/18/2014 9:34:44 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Xuất khẩu hàng dệt may 2 tháng đầu năm tăng trưởng ở hầu hết các thị trường (3/23/2013 9:40:32 AM)
Kim ngạch xuất khẩu chè tăng trưởng (3/21/2013 9:33:57 AM)
Xuất siêu 701 triệu USD (3/21/2013 9:32:11 AM)
Nhập siêu 139 triệu USD trong nửa đầu tháng 3 (3/21/2013 9:31:24 AM)
Xuất khẩu gạo Thái Lan tháng 1 mạnh nhờ xuất sang Iraq, Trung Quốc, Hoa Kỳ và một số nước châu Phi (3/21/2013 9:30:55 AM)
Long An xuất siêu gần 138 triệu USD trong quý I/2013 (3/20/2013 9:36:20 AM)
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 2 tháng đầu năm 2013 (3/20/2013 9:33:34 AM)
Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh (3/20/2013 9:32:29 AM)
Kim ngạch nhập khẩu giấy 2 tháng đầu năm từ các thị trường tăng nhẹ (3/19/2013 9:50:00 AM)
Xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đang chững lại (3/19/2013 9:49:22 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com