Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Kim ngạch nhập khẩu giấy 2 tháng đầu năm từ các thị trường tăng nhẹ

3/19/2013 9:50:00 AM

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2013 cả nước nhập khẩu 192.275 tấn giấy, trị giá 178,09 triệu USD (tăng 14,1% về lượng và tăng 8,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012); nhưng riêng tháng 2 nhập khẩu giấy lại sụt giảm mạnh so với tháng trước đó: giảm 43,1% về lượng và giảm 38,4% về kim ngạch; chỉ nhập khẩu 69.827 tấn, trị giá 67,98 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu giấy trong tháng 2 cũng giảm mạnh ở hầu hết các thị trường so với cùng tháng năm 2012. 

Indonessia vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp giấy các loại cho Việt Nam, với hơn 30,64 triệu USD trong 2 tháng, chiếm 17,21% tổng kim ngạch, so với cùng kỳ bị sụt giảm 13,35%; tiếp đó là các thị trường lớn đạt kim ngạch trên 10 triệu USD như: Thái Lan 27,31 triệu USD, chiếm 15,33%, tăng 31,38% so với cùng kỳ; Đài Loan 24,68 triệu USD, chiếm 13,86%, tăng 28,01%; Singapore 19,67 triệu USD, chiếm 11,05%, tăng 0,4%; Hàn Quốc 17,22 triệu USD, chiếm 9,67%, tăng 21,26%; Trung Quốc 16,79 triệu USD, chiếm 9,43%, tăng 40,34%; Nhật Bản 10,75 triệu USD, chiếm 6,03%, tăng 1,46%. 

Do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên trong năm 2013, ngành giấy tiếp tục phải nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn giấy, trị giá 1.350 triệu USD, bao gồm bột giấy, giấy in báo, giấy bao bì công nghiệp... Mức này cũng tương đương với tổng 1,216 triệu tấn giấy các loại nhập khẩu trong năm 2012 với trị giá 1,164 triệu USD. 

Thị trường cung cấp giấy cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2013

 ĐVT: USD 

Thị trường

T2/2013

2T/2013

% tăng, giảm KN T2/2013 so với T2/2012

% tăng, giảm KN 2T/2013 so với cùng kỳ

Tổng cộng

67.977.354

178.086.578

-31,70

+8,36

Indonesia

10.389.472

30.644.116

-55,08

-13,35

Thái Lan

9.974.458

27.306.847

-21,56

+31,38

Đài Loan

8.463.124

24.682.456

-29,30

+28,01

Singapore

9.128.984

19.670.630

-6,58

+0,40

Hàn Quốc

7.452.712

17.222.667

-7,99

+21,26

Trung Quốc

4.976.451

16.794.521

-24,84

+40,34

Nhật Bản

5.436.966

10.745.503

-22,08

+1,46

Malaysia

1.615.592

5.273.139

-26,96

+32,29

Hoa Kỳ

1.137.531

3.694.145

-76,43

-46,65

Phần Lan

887.840

2.912.557

-65,41

-9,42

Nga

1.091.261

2.240.002

+44,51

+49,16

Philippines

444.711

1.836.719

-68,57

-4,60

Thuỵ Điển

465.732

1.470.617

-39,01

+55,75

Ấn Độ

982.252

1.380.882

-34,17

-64,16

Italia

506.970

1.243.954

+98,16

+40,19

Đức

348.853

1.026.199

-42,98

-11,47

Áo

285.707

698.681

-54,31

-19,70

Pháp

104.645

172.124

-77,19

-75,86

Sản xuất và tiêu thụ giấy trong nước năm 2013 sẽ tiếp tục khó khăn: Bộ Công thương dự báo, năm nay, sản lượng giấy trong nước dự kiến sẽ đạt 2,18 triệu tấn giấy các loại, tăng 17,7% so với năm 2012. Cộng thêm khoảng 1,3 triệu tấn giấy nhập khẩu, thì nguồn cung giấy tại thị trường trong nước sẽ khá dồi dào. Năm 2013, nhu cầu tiêu dùng giấy các loại của cả nước đạt trên 3 triệu tấn, tăng nhẹ so với mức tiêu thụ của năm 2012 (là 2,9 triệu tấn). 

Theo ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) cho biết, ảnh hưởng từ suy thóai kinh tế, nhu cầu tiêu dùng giấy (gồm các loại giấy in, giấy viết, giấy bao bì công nghiệp dùng đóng gói hàng hóa) tại thị trường Việt Nam năm 2013 sẽ tiếp tục đà giảm của năm 2012. Xu thế này đang ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ tồn kho của ngành giấy. Theo ông Bảo, tính đến ngày 31/12/2012, các doanh nghiệp thuộc VPPA còn tồn kho 17.000 tấn giấy, tăng 27% so với thời điểm cuối năm 2011. Còn số liệu thống kê mới nhất từ Bộ Công thương, sau 2 tháng đầu năm nay, lượng giấy tồn kho đã tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2011. 

Theo nhiều chuyên gia, khi tình hình kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, lãi suất ngân hàng còn ở mức cao, các đơn vị tiêu thụ tiết kiệm tối đa việc sử dụng các sản phẩm giấy..., nhiều khả năng, trong năm 2013, các doanh nghiệp ngành giấy tiếp tục đối mặt với những vấn đề cũ của năm 2012, đó là thị trường tiêu thụ chậm, cạnh tranh khốc liệt, hàng tồn kho cao... 

Theo Bộ Công Thương

TIN LIÊN QUAN
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Tháng Tư đánh dấu tín hiệu khả quan từ dệt may và da giày (5/12/2014 10:08:13 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Nhiều sức ép tăng giá cuối năm (10/30/2013 9:57:53 AM)
Giá cà phê bùng phát ngay đầu vụ mới (10/9/2013 10:15:02 AM)
Cơ hội cho hàng Việt vào Ý (8/22/2013 9:41:58 AM)
Nhập khẩu giấy tăng kim ngạch ở hầu hết các thị trường (7/15/2013 10:04:21 AM)
Kim ngạch xuất khẩu giày chủ yếu từ doanh nghiệp FDI (4/24/2013 9:49:39 AM)
Những mặt hàng không tăng giá (3/3/2011 9:38:08 AM)
Cước vận tải: Rục rịch điều chỉnh giá (3/2/2011 9:13:27 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đang chững lại (3/19/2013 9:49:22 AM)
Việt Nam nhập siêu trong tháng 2 (3/19/2013 9:48:19 AM)
Kim ngạch xuất khẩu túi xách, ví, vali, mũ và ô dù tăng 27% (3/19/2013 9:44:41 AM)
VASEP phản đối DOC tăng thuế đối với cá tra (3/18/2013 9:41:33 AM)
Dệt may- mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2012 (3/18/2013 9:37:53 AM)
Ấn Độ sẽ sớm tăng thuế nhập khẩu cao su tự nhiên (3/18/2013 9:36:38 AM)
Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh (3/18/2013 9:36:05 AM)
Nhập khẩu bông tăng mạnh (3/18/2013 9:34:57 AM)
Kỳ vọng cán cân thương mại Việt Nam-Ấn Độ sẽ cân bằng trong năm 2013 (3/15/2013 10:33:27 AM)
Xuất siêu sang Ai Cập đạt 154 triệu USD (3/14/2013 10:12:21 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com