Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Châu Phi

6/5/2013 10:06:47 AM

Là thị trường có nhu cầu về sản phẩm dệt may và vải sợi lớn, gồm đa số các nước là thành viên của WTO, kèm với những ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang EU và Hoa Kỳ,... châu Phi không chỉ hứa hẹn là một thị trường xuất khẩu tiềm năng mà còn là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các DN dệt may của Việt Nam. 

Mặc dù Việt Nam là một trong 8 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới, song giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này sang châu Phi còn khá khiêm tốn. Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm dệt may và vải sợi sang 48 nước châu Phi đạt kim ngạch là 164,47 triệu USD, tăng 17% so với năm 2011. 

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng xuất khẩu hàng dệt may vào châu Phi, bởi mặt hàng nàycó những lợi thế cạnh tranh như chi phí lao động không cao so với nhiều nước châu Á, trong khi kỹ năng, tay nghề tốt và năng suất, chất lượng cao. Mặt khác, thói quen sử dụng quần áo cũ tại châu Phi đang dần thay đổi, nhường chỗ cho việc mua sắm quần áo mới. Hơn nữa, Việt Nam và hầu hết các nước châu Phi cũng đều là thành viên của WTO nên DN dệt may có thể tự do xuất khẩu theo nhu cầu thị trường khu vực này. 

Hiện tại, Trung Quốc và Ấn Độ đang là hai quốc gia chiếm thị phần lớn nhất trong số các nước cung cấp hàng dệt may cho châu Phi. Tuy nhiên, một số nước như Nam Phi, Maroc đã áp dụng cơ chế hạn ngạch tự vệ đối với quần áo Trung Quốc và tăng cường kiểm soát hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vì lý do bán phá giá và chất lượng hàng không bảo đảm. Đây cũng là cơ hội cho hàng dệt may của Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường khu vực này. 

Một lợi thế nữa là hầu hết các nước châu Phi đều được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang EU và Hoa Kỳ. Luật Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi của Hoa Kỳ (AGOA) cho phép gần như toàn bộ hàng hoá của 38 nước châu Phi khu vực hạ Sahara trong đó có sản phẩm dệt may được xuất khẩu vào Hoa Kỳ miễn thuế và không bị hạn chế về số lượng. Các DN Việt Nam hoàn toàn có thể xem xét khả năng đầu tư tại một số thị trường lớn tại châu Phi để tận dụng nguồn nhân công và nguyên liệu giá rẻ để sản xuất hàng dệt may phục vụ nhu cầu nước sở tại và xuất khẩu. 

Để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này sang châu Phi, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương lưu ý các DN cần tích cực quảng bá thương hiệu hàng dệt may của mình, đồng thời tham gia các đoàn nghiên cứu chính sách và xúc tiến thương mại sang châu Phi, gặp gỡ trực tiếp đối tác. Tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế, các cuộc hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp cũng là dịp DN tìm hiểu thông tin thị trường, tiếp xúc khách hàng uy tín. 

Nhu cầu về sản phẩm dệt may và vải sợi tại thị trường châu Phi khá lớn, nhưng để làm ăn tại đây, DN cần tìm hiểu và nắm được các tập tục, văn hóa kinh doanh, quy định xuất nhập khẩu cũng như phương thức thanh toán.DN có thể tìm kiếm những thông tin, cơ hội kinh doanh trên các trang web chính thức như trang www.ttnn.com.vn, www.moit.gov.vn của Bộ Công Thương, trang www.vinafrica.com của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hoặc thông qua Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) cũng như các Thương vụ Việt Nam ở châu Phi như Algeria, Ai Cập, Maroc, Nam Phi, Nigeria; Hạn chế việc tìm kiếm và giao dịch với khách hàng chưa quen biết qua mạng internet nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh. 

Các nước nhập khẩu sản phẩm dệt may nhiều nhất từ Việt Nam gồm: Ai Cập (38 triệu USD), Lesotho (15,6 triệu USD), Sudan (15,5 triệu USD), Nam Phi (14,4 triệu USD), Angola (14,4 triệu USD), Ethiopia (13,3 triệu USD), Maroc (5,7 triệu USD), Kenya (4,2 triệu USD, Guinea (3,9 triệu USD), Mozambique (3,7 triệu USD), Lybia (3,57 triệu USD), Ghana (3,55 triệu USD), Nigeria (3,4 triệu USD), Uganda (3 triệu USD), Zambia (2,9 triệu USD), Zimbabwe (1,8 triệu USD)... Việt Nam cũng mua nhiều bông nguyên liệu và vải sợi từ châu Phi. Năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu nhóm hàng này từ 26 quốc gia châu Phi với tổng trị giá 155 triệu USD. 

Theo Bộ Công Thương

TIN LIÊN QUAN
Gạo sẽ phổ biến ở châu Phi hơn là châu Á (6/10/2014 9:37:22 AM)
Châu Phi – Hướng tới thị trường chiến lược đầu tư hiệu quả, bền vững (6/4/2014 10:21:39 AM)
Nhập khẩu bông từ châu Phi: Chú trọng khai thác lợi thế (5/24/2014 10:06:43 AM)
Xuất khẩu sang châu Phi, Tây Á, Nam Á đạt 2,76 tỷ USD (5/12/2014 10:07:39 AM)
Xuất khẩu gạo sang châu Phi đang gặp khó (4/24/2014 9:44:25 AM)
Xe không qua hầm vẫn bị thu phí (3/7/2014 9:08:54 AM)
Trao đổi thương mại Việt Nam- Châu Phi tăng 22,4% trong năm 2013 (2/18/2014 9:34:44 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Maersk đưa Nam Mỹ và tuyến châu Phi (1/23/2014 9:27:07 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Nhập siêu - hy vọng của nền kinh tế (6/5/2013 10:06:03 AM)
Từ tháng 7 thị trường xuất khẩu gạo sẽ tốt lên (6/5/2013 9:15:23 AM)
Nhiều nhà nhập khẩu châu Á ngừng mua lúa mỳ Mỹ (6/4/2013 9:56:14 AM)
Indonesia sẽ ngày càng phụ thuộc vào nông sản nhập khẩu (6/4/2013 9:55:43 AM)
Giá xuất khẩu nhiều nông sản chính giảm mạnh (6/4/2013 9:55:14 AM)
Xuất khẩu hàng dệt may trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 7,18 tỷ USD (6/4/2013 9:28:34 AM)
Xuất khẩu hàng song mây của Indonesia tăng mạnh (6/4/2013 9:27:56 AM)
Năm tháng, cả nước xuất khẩu gần 2,8 triệu tấn gạo (6/4/2013 9:27:06 AM)
TP.HCM: Xuất, nhập khẩu 5 tháng đều tăng (6/3/2013 10:21:09 AM)
Xuất khẩu cá sấu tăng mạnh (6/3/2013 10:20:33 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com