Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Ngành dệt may hướng nội

8/21/2013 9:43:38 AM

Có nhiều ưu thế để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may nhưng cần quan tâm hơn nữa thị trường nội địa vốn rất giàu tiềm năng.

Dự thảo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Công Thương quan tâm đến việc tăng giá trị gia tăng sản phẩm, chú trọng thiết kế mẫu mã và hướng tới thị trường nội địa.

Giảm dần gia công

Bộ Công Thương nhận định so với các quốc gia đang là đối thủ với Việt Nam trong xuất khẩu sản phẩm dệt may, Việt Nam có nhiều ưu thế nhưng vẫn thua kém về nhiều mặt. So với Trung Quốc, Việt Nam thua kém về khả năng cung cấp sản phẩm trọn gói, năng suất lao động cũng như kinh nghiệm sản xuất. Với Indonesia, năng lực sản xuất lớn, đồng bộ, truyền thống dệt lâu đời, nguồn lao động ổn định và chi phí thấp… là những yếu tố cạnh tranh với Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều chỉ ra ưu điểm hứa hẹn sẽ thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị trường là việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với những ưu đãi lớn về thuế quan.

 

Ông Nguyễn Văn Liêm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) - cho biết: "Gia nhập TPP cũng có 2 mặt. Với các ngành khác thì có thể có điểm này, điểm kia đáng lo ngại nhưng riêng dệt may thì có thể lạc quan vì đây là một trong những ngành đứng đầu về năng lực cạnh tranh quốc tế. Sản phẩm thuộc phân khúc trung bình của chúng ta đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, cạnh tranh được với nước bạn".

Theo ông Liêm, để thúc đẩy xuất khẩu, ngành dệt may cần tiến tới sản xuất theo hướng mua nguyên liệu, bán sản phẩm theo thương hiệu, trong đó phải tiến tới phát triển hệ thống nghiên cứu mẫu mã, marketing, đồng thời cần sự liên kết chặt chẽ với hệ thống siêu thị nước ngoài… "Để làm được điều này, một trong những điều kiện quan trọng cần hướng tới là phải sản xuất được nguyên liệu trong nước" - ông Liêm nói.

Một thực tế hiện nay là ngành dệt may Việt Nam vẫn đang chủ yếu gia công dựa trên đơn đặt hàng của đối tác với mẫu mã và nguyên phụ liệu đối tác cung cấp. Nguyên nhân do khâu nghiên cứu, thiết kế mẫu mã của Việt Nam hiện ở trình độ kém; khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài chưa tốt nên phải qua khâu trung gian. "Trình độ còn hạn chế, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ, yếu kém thì phải làm gia công mới sống được. Muốn đứng ra tự mua nguyên liệu, bán sản phẩm thì phải có thương hiệu, có quy mô sản xuất và hệ thống phân phối lớn… Những yếu tố trên rất quan trọng nhưng hiện chúng ta rất yếu, mới chỉ có vài thương hiệu đáng được kể tên như May Việt Tiến, May Nhà Bè…" - ông Liêm nhận định.

Còn yếu về liên kết

Một trong những điểm đáng lưu ý ở bản dự thảo quy hoạch ngành dệt may lần này là định hướng tập trung vào thị trường nội địa. Thực tế, sản phẩm may mặc bình dân do Việt Nam sản xuất chất lượng tốt nhưng còn hạn chế trong chiếm lĩnh thị trường trong nước do từ trước đến nay chủ yếu tập trung vào xuất khẩu.

Dự thảo quy hoạch phát triển ngành dệt may đặt vấn đề với dân số gần 90 triệu người và mức tăng dân số hơn 2%/năm thì mức chi tiêu cho hàng dệt may trong nước chắc chắn rất lớn. Chi tiêu cho hàng dệt may của người dân năm 2010 là 2,2 tỉ USD, đến năm 2012 là khoảng 2,51 tỉ USD; mức tăng trung bình từ 10%-12%/năm. Trong đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đạt doanh thu nội địa năm 2012 là 20.080 tỉ đồng, tăng 8% so với 2011, trong đó sản phẩm may mặc khoảng 7.350 tỉ đồng. Vinatex có hệ thống kênh bán lẻ Vinatexmart là chuỗi siêu thị tổng hợp với ngành hàng dệt may là chủ lực. Đến đầu năm 2013 đã phát triển 82 điểm bán hàng trên 29 tỉnh, thành trong nước với định hướng phát triển là trở thành siêu thị hàng đầu về hàng thời trang Việt Nam. Tuy vậy, sản phẩm dệt may trong nước ước tính mới chiếm khoảng 45%-50% thị phần nội địa, chưa kể đến sự cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may giá rẻ nhập từ Trung Quốc. "Hàng tồn kho, hàng không xuất khẩu được từ Trung Quốc mang sang nước ta bán rẻ như cho, gây thiệt hại lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Nếu không quản được thị trường sẽ dẫn tới cạnh tranh không bình đẳng" - ông Nguyễn Văn Liêm nói.

Một thực trạng khác được các chuyên gia chỉ ra là vấn đề liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu kém nên dẫn đến tình trạng nhiều sản phẩm may mặc dù trong nước đã sản xuất được nhưng vẫn phải nhập khẩu. Nếu không có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước để trao đổi, mua bán sản phẩm thì rất khó phát triển thị trường trong nước đối với ngành ndệt may.

 

Loay hoay công nghiệp phụ trợ

Theo các chuyên gia kinh tế, công nghiệp phụ trợ đòi hỏi vốn lớn, trình độ khoa học công nghệ cao, đặc biệt với ngành dệt. Nếu nhà nước không có chính sách hỗ trợ, ưu đãi thực sự thì rất khó cho ngành dệt may. Nhiều chuyên gia cũng lưu ý ngoài việc phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước, cần kết hợp kêu gọi đầu tư nước ngoài để phát triển ngành này.

 

Theo Người Lao Động

TIN LIÊN QUAN
Dệt may Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế (6/17/2014 10:34:59 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Xuất khẩu dệt may đạt hơn 7,4 tỉ USD (6/5/2014 9:51:24 AM)
Cả nước đạt gần 6 tỷ USD từ xuất khẩu dệt may (5/28/2014 9:25:12 AM)
Xuất khẩu dệt may, da giày – Nhiều tín hiệu khả quan (5/19/2014 8:48:55 AM)
Tháng Tư đánh dấu tín hiệu khả quan từ dệt may và da giày (5/12/2014 10:08:13 AM)
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng ấn tượng (4/16/2014 9:31:32 AM)
Nhập khẩu xơ sợi dệt 2 tháng đầu năm trị giá trên 220 triệu USD (4/3/2014 9:43:58 AM)
Dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng trưởng thuận lợi (3/11/2014 10:24:05 AM)
Xuất khẩu hàng mây, tre, cói tháng đầu năm giảm 2,47% kim ngạch (3/1/2014 9:21:25 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Tiếp tục hỗ trợ 100% lãi suất để mua tạm trữ thóc, gạo (8/20/2013 9:52:34 AM)
Vốn đầu tư nước ngoài vào Myanmar đạt 43 tỷ USD (8/20/2013 9:49:28 AM)
Hợp tác du lịch của 5 nước ASEAN (8/19/2013 10:22:57 AM)
Nga và Azerbaijan tăng cường hợp tác (8/16/2013 9:52:54 AM)
Vốn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao (8/15/2013 9:26:14 AM)
Dự án Lọc hóa dầu Nhơn Hội sắp khởi động (8/15/2013 9:25:40 AM)
Kinh tế Đức tăng trưởng 0,7% trong quý II năm nay (8/15/2013 9:24:25 AM)
Eurozone đã chính thức thoát khỏi suy thoái kinh tế (8/15/2013 9:23:50 AM)
Vốn FDI nhỏ giọt vào ĐBSCL (8/14/2013 9:52:49 AM)
Giá tiêu đen tăng thêm gần 20.000 đồng/kg (8/13/2013 9:54:07 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com