Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Thép nhập khẩu tiếp tục tăng gây khó cho nhà sản xuất

9/6/2013 9:42:08 AM

Trong bảng thống kê sơ bộ về nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2013 của TCHQ Việt Nam, thì mặt hàng sắt thép đứng thứ 6 trong số các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, với 3,9 tỷ USD tương đương với 5,5 triệu tấn sắt thép, tăng 25,9% về lượng và tăng 11,58% về trị giá so với 7 tháng năm 2012.

Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan… tiếp tục là những thị trường chính Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này.

Với vị trí địa lý thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, Trung Quốc là thị trường chủ yếu nhập khẩu sắt thép của Việt Nam, chiếm 36,9% thị phần, tương đương với trên 2 triệu tấn, kim ngạch 1,4 tỷ USD, tăng 65,07% về lượng và tăng 47,08% về kim ngạch so với 7 tháng năm 2012.

Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản với 1,5 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá trên 1 tỷ Usd, tăng 33,88% về lượng và tăng 16,72% về trị giá so với cùng kỳ.

Là thị trường đứng thứ ba trong bảng xếp hạng, nhưng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam từ thị trường Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm nay lại giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 11,22% và 19,16% tương đương với 792,6 nghìn tấn và 655,1 triệu USD.

Đặc biệt, trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu sắt thép từ thị trường Hoa Kỳ chỉ có 17,5 nghìn tấn nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc về lượng , tăng 237,03% so với 7 tháng năm 2012.

Thống kê thị trường nhập khẩu sắt thép 7 tháng 2013

ĐVT: USD

 

NK 7T/2013

NK 7T/2012

% so sánh

lượng

trị giá

lượng

trị giá

lượng

trị giá

Tổng KN

5.521.338

3.972.894.126

4.385.596

3.560.659.498

25,90

11,58

Trung Quốc

2.040.658

1.438.790.975

1.236.223

978.242.159

65,07

47,08

Nhật Bản

1.562.129

1.031.721.208

1.166.855

883.960.371

33,88

16,72

Hàn Quốc

792.694

655.143.953

892.874

810.430.204

-11,22

-19,16

Đài Loan

534.339

388.584.932

444.503

375.538.418

20,21

3,47

An Độ

154.795

115.018.415

48.491

44.672.289

219,22

157,47

Braxin

131.707

72.537.358

42.592

26.496.327

209,23

173,76

Nga

110.117

69.677.608

268.316

175.316.357

-58,96

-60,26

Malaysia

23.760

33.270.883

85.383

71.551.132

-72,17

-53,50

Thái Lan

20.454

28.415.785

20.613

28.756.437

-0,77

-1,18

Australia

20.385

10.714.934

27.306

17.279.962

-25,35

-37,99

Hoa Kỳ

17.519

11.433.081

5.198

6.453.286

237,03

77,17

Canada

16.641

10.055.305

7.937

5.093.974

109,66

97,40

Đức

7.986

16.363.941

7.034

13.899.086

13,53

17,73

Bỉ

6.903

6.054.929

7.137

5.206.069

-3,28

16,31

New Zealand

6.596

3.523.037

4.066

2.086.512

62,22

68,85

Hà Lan

5.819

4.343.759

12.123

8.187.862

-52,00

-46,95

Indonesia

4.266

6.673.982

30.873

31.158.714

-86,18

-78,58

Singapore

3.846

6.490.343

3.897

6.935.915

-1,31

-6,42

Tây Ban Nha

2.790

1.820.370

6.046

6.194.221

-53,85

-70,61

Pháp

1.724

9.605.250

15.585

13.800.798

-88,94

-30,40

Thụy Điển

1.627

5.913.306

2.276

2.543.999

-28,51

132,44

Hongkong

1.301

1.646.028

1.008

1.847.326

29,07

-10,90

Phần Lan

1.301

4.229.412

843

3.037.345

54,33

39,25

Nam Phi

1.103

1.427.647

4.817

4.054.674

-77,10

-64,79

Philippines

749

444.226

678

706.655

10,47

-37,14

Anh

741

750.920

376

719.806

97,07

4,32

Áo

695

6.229.616

714

4.708.005

-2,66

32,32

Ucraina

659

605.800

798

684.877

-17,42

-11,55

Italia

522

845.129

909

1.069.396

-42,57

-20,97

Thổ Nhĩ Kỳ

356

355.967

17.957

11.972.395

-98,02

-97,03

Mehico

141

140.482

1.307

886.711

-89,21

-84,16

Ba Lan

32

130.121

371

697.169

-91,37

-81,34

Đan Mạch

21

141.934

244

382.567

-91,39

-62,90

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)

Theo nguồn DDDN, với đà nhập khẩu sắt thép tiếp tục tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến ngành sản xuất thép trong nước bởi năng lực sản xuất nhiều loại thép trong nước đã vượt gấp đôi nhu cầu.

 Số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2013 lượng sắt thép nhập khẩu đạt khoảng 6,2 triệu tấn, tăng đến 24,7% so cùng kỳ năm 2012, với kim ngạch nhập khẩu gần 4,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 10% so cùng kỳ.

Trong khi đó, lượng sắt thép xuất khẩu từ các doanh nghiệp trong nước 8 tháng đầu năm chỉ đạt gần 1,5 triệu tấn với kim ngạch xấp xỉ 1,2 tỉ đô la Mỹ. Như vậy nhập siêu sắt thép cả nước 8 tháng đầu năm lên đến 3,3 tỉ đô la Mỹ.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, tổng công suất thép xây dựng cả nước tính đến cuối tháng 8-2013 đạt 11,3 triệu tấn. Trong đó, có 2 triệu tấn thuộc các nhà máy thép đang trong giai đoạn xây dựng, 2 triệu tấn của 11 doanh nghiệp thép khác đang hoạt động rất khó khăn, đã ngưng hoạt động hoặc chỉ chạy cầm chừng.

Như vậy, công suất 7,5 triệu tấn của các doanh nghiệp còn lại phải cạnh tranh với nhau khá ác liệt bởi cung vẫn lớn hơn cầu, chưa kể thép giá rẻ nhập khẩu ồ ạt cũng khiến ngành thép trong nước thêm khó khăn.

VSA dự báo tiêu thụ thép xây dựng cả năm 2013 chỉ đạt xấp xỉ 5 triệu tấn, tăng 3- 5% so với năm 2012.

Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết tại cuộc họp giao ban với lãnh đạo Bộ Công Thương ngày 3-9, hiệp hội thép tiếp tục kiến nghị cần có cơ chế chính sách giúp ngành thép tăng đầu ra vốn đang bị thu hẹp thời gian gần đây.

VSA cũng kiến nghị cần sớm có giải pháp kiểm soát thép chứa hợp kim Bo để lách thuế từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều, chiếm thị phần của các doanh nghiệp thép trong nước. Ngoài ra, VSA kiến nghị trong tình hình khó khăn hiện nay, không nên tăng thuế tài nguyên từ 10% lên 15% sẽ làm đầu vào sản xuất thép như gang, quặng sắt sẽ tăng lên.

Trước những kiến nghị của VSA, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết trong tháng 9 này sẽ ban hành thông tư liên tịch của Bộ Công Thương - Bộ Khoa học và Công nghệ về quản lý các sản phẩm thép nhập khẩu, ông Nghi cho hay.

Trong một văn bản kiến nghị gửi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cuối tháng 7 vừa qua, VSA cho rằng một số doanh nghiệp Trung Quốc đã pha nguyên tố Bo vào các sản phẩm thép để tận hưởng các ưu đãi thuế nêu trên. Ban đầu các doanh nghiệp thép Trung Quốc chỉ pha nguyên tố Bo vào thép cuộn, sau này họ đã pha nguyên tố Bo vào các sản phẩm thép khác như thép cuộn cán nóng, thép tấm cán nóng và thép hình.

Việt Nam đến nay chưa sản xuất được thép cuộn cán nóng và thép tấm cán nóng nên các sản phẩm thép nhập loại này chưa gây tác động cho thị trường trong nước. Nhưng đối với thép xây dựng thì công suất lắp đặt của ngành thép Việt Nam đã cao gấp đôi nhu cầu nên thép chứa Bo của Trung Quốc ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam đã gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp thép trong nước, đặc biệt trong thời điểm tổng cầu sụt giảm hiện nay.

Theo vinanet

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Thay đổi cách thức quản lý hải quan đối với hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu (9/6/2013 9:40:50 AM)
Hướng dẫn quản lý hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan (9/6/2013 9:40:14 AM)
Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường 7 tháng đầu năm tăng nhẹ (9/6/2013 9:39:09 AM)
Hàng Thái Lan đang ảnh hưởng lớn tại thị trường Việt Nam (9/6/2013 9:38:38 AM)
Mỹ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá cá tra (9/6/2013 9:37:51 AM)
Châu Âu sẽ là thị trường hấp dẫn cho tôm Việt Nam (9/6/2013 9:37:22 AM)
Giá cá tra tại Mỹ và EU có xu hướng tăng (9/6/2013 9:36:11 AM)
Xuất khẩu hàng hóa sang Hồng Kông tăng trưởng (9/6/2013 9:35:16 AM)
Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến đạt trên 59,9 tỷ USD (9/5/2013 9:27:06 AM)
Việt Nam đứng thứ sáu trên thế giới về xuất khẩu đồ gỗ (9/5/2013 9:11:19 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com