Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn đa quốc gia

6/18/2014 9:42:47 AM

Cùng với NigeriaArgentina, Việt Nam được đánh giá là một trong ba thị trường sơ khai hấp dẫn đầu tư nhất thế giới.

 

Tuần trước, hãng tư vấn Frontier Strategy Group (FSG) đã công bố Chỉ số Frontier Markets Sentiment Index trên Wall Street Journal. Chỉ số này cho thấy mức độ quan tâm của các công ty đa quốc gia lớn tại Mỹ và châu Âu với 70 thị trường sơ khai trên thế giới. Theo đó, ba nước dẫn đầu là Nigeria, Argentina và Việt Nam.

 

FSG đã khảo sát hơn 200 khách hàng thành viên, trong đó có các công ty như Coca-Cola, General Electric, Novartis, Dell hay Akzo Nobel. Matt Lasov – Giám đốc bộ phận Tư vấn và Phân tích toàn cầu của FSG giải thích: "Chúng tôi thu thập dữ liệu về các nước mà những công ty này đang cân nhắc đầu tư thêm. Dần dần, chúng tôi sẽ có bức tranh tổng thể về thị trường ưu tiên của họ - nước nào họ có ý định mở rộng và nước nào sẽ bị bỏ qua".

 

 

Xếp hạng các thị trường sơ khai của FSG. Ảnh: WSJ

 

Khảo sát này vừa cho thấy thái độ hiện tại của các công ty với thị trường sơ khai, vừa tiết lộ các chuyển biến trong tương lai. Thái độ này được tính bằng phần trăm công ty chọn một quốc gia nào đó vào danh sách tiền năng. Nếu được 50 trong 200 công ty để mắt, phần trăm của quốc gia đó sẽ là 25%.

Kết quả của khảo sát cũng cho thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực. Trong 20 nước dẫn đầu, có tới 9 ở châu Phi cận Sahara. Alexander Benard - CEO Schulze Global đã thành lập một quỹ đầu tư 100 triệu USD tại Ethiopia. "Chúng tôi cho rằng quốc gia này có tiềm năng rất lớn", ông cho biết.

 

Trong khi đó, khu vực Đông Nam Á chỉ có một đại diện là Việt Nam, với tỷ lệ quan tâm là 24,7%. Trung Đông có Ảrập Xêút, IraqKuwait. Mỹ Latin chỉ có ArgentinaVenezuela.

 

Myanmar - điểm đầu tư hấp dẫn mới nổi đang dần mất sức hút khi chỉ được 4% công ty chọn vào danh sách xem xét. Việc này cho thấy các lãnh đạo công ty đã nhận ra nước này chưa đủ sẵn sàng để đón nhận vốn đầu tư nước ngoài trên mọi lĩnh vực.

 

Bên cạnh đó, cũng không có gì ngạc nhiên khi Ukraine là nước bị giảm chú ý mạnh nhất, với mức giảm 12,5%. Dù các nhà đầu tư vẫn có lời trên thị trường tài chính, các công ty lại không coi đây là sự lựa chọn dài hạn.

 

Nhìn chung, sự quan tâm của các công ty so với thị trường sơ khai đã giảm. 80 các nước trong khảo sát bị giảm phần trăm so với năm ngoái.

 

Lasov cho rằng nguyên nhân không nằm ở yếu tố nền tảng của các nước này, mà chủ yếu do các công ty bắt đầu quay lại thị trường phát triển. "Trong những năm qua, nhóm nước phát triển đã hồi phục và thu hút sự chú ý của các công ty. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng nhận ra dân số tại một vài thị trường sơ khai quá ít. Vì thế, xây dựng hoặc quản lý một doanh nghiệp tại thị trường nhỏ như vậy có vẻ không đáng", ông nói.

Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ba Lan (6/17/2014 10:33:41 AM)
Thương mại song phương Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ tăng 33% (6/16/2014 9:58:02 AM)
Thương mại song phương Việt Nam - Italy đạt 3,5 tỷ USD (6/13/2014 9:34:11 AM)
Hợp tác thương mại Việt Nam- Bờ Biển Ngà (6/13/2014 9:32:54 AM)
Thái Lan đang nỗ lực kìm giá nhiều mặt hàng thiết yếu (6/11/2014 9:22:55 AM)
Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Iran, Trung đông (6/11/2014 9:22:25 AM)
El Nino ảnh hưởng thế nào đến giá cà phê? (6/10/2014 9:37:56 AM)
Gạo sẽ phổ biến ở châu Phi hơn là châu Á (6/10/2014 9:37:22 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Nền kinh tế Mỹ đã xuất hiện nhiều dấu hiệu lạc quan (6/9/2014 9:44:56 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com