Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Lao đao bởi chi phí gia tăng

7/21/2014 9:39:39 AM

Tăng giá than, điện, xăng, “siết” tải trọng xe đang khiến không ít DN phải “đau đầu”, bởi trong khi nhiều chi phí đầu vào tăng lên thì đầu ra lại gần như vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Khó chồng khó

Ông Nguyễn Duy Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang) cho biết: Ngành chè so với nhiều ngành khác vốn ít lãi hơn nên mọi biến động liên quan tới chi phí, giá cả đều khiến DN trong ngành phải cân, đo, đong, đếm. Dịp đầu năm là than, điện “rủ” nhau tăng giá.

Mấy tháng trở lại đây, chính sách “siết” tải trọng xe khiến chi phí vận tải của Công ty Chè Mỹ Lâm tăng thêm hơn 5% so với trước. Trong khi đó, đầu tháng 7 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã chính thức công bố lùi thời hạn xử phạt vi phạm hành chính đến ngày 31-12-2014 đối với xe vi phạm về tải trọng trục nhưng không vi phạm trọng lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của xe và vi phạm chở hàng vượt trọng tải thiết kế dưới 10%, song các nhà xe hầu như không hề điều chỉnh mức giá giảm xuống. Nguyên nhân nhà xe đưa ra là “siết” tải trọng thì chi phí đội lên, do vậy DN buộc phải chấp nhận mức giá tăng so với trước.

“Có thể đối với nhiều ngành khác, mức đội thêm trên 5% từ chi phí vận tải không quá đáng lo, nhưng đối với DN sản xuất, XK chè như Mỹ Lâm, đây thực sự là vấn đề khó giải quyết. Ngoài ra, mới đây nhất, xăng được điều chỉnh thêm 400 đồng/lít lại càng tăng thêm áp lực cho DN. Bởi, trái ngược lại với tình trạng chi phí đầu vào cứ rục rịch tăng lên, giá XK chè hiện nay đang ở mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua. Giá XK chỉ đạt 1.300 USD/tấn. Với mức giá này, DN đang phải chịu lỗ, chứ không dám mơ tới có lãi”, ông Nguyễn Duy Hùng nói.

Đồng cảnh ngộ, đại diện lãnh đạo một DN chuyên sản xuất, thương mại sản phẩm da cho biết: Sau quá trình ráo riết “siết” tải trọng xe của Bộ Giao thông vận tải, hiện chi phí vận tải của DN đã tăng thêm khoảng 10-15% so với trước. Chi phí tăng lên dù chưa đến mức khiến DN “lao đao” nhưng cũng ảnh hưởng nhất định tới lợi nhuận, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, “nóng” hơn là quyết định tăng giá xăng mới đây khi DN dự kiến, sẽ phải chi thêm khoảng 500-600 triệu đồng mỗi tháng...

Liên quan tới bài toán chi phí, ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng: Đối với phần lớn DN nói chung, chi phí tăng thêm chút nào là khó thêm chút ấy. Riêng trong ngành phân bón, hiện nhiều DN thậm chí còn đang không cạnh tranh nổi với lượng lớn hàng NK cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch thì việc đội thêm chi phí từ động thái tăng giá xăng, “siết” tải trọng xe sẽ đẩy DN rơi sâu hơn vào “vòng xoáy” khó khăn. Thậm chí, sẽ có những DN không chống đỡ nổi mà phải dừng hoạt động.

Tiết giảm tối đa

Theo đại diện một số DN, việc tăng giá bán than, bán điện, “siết” tải trọng xe hay điều chỉnh tăng giá xăng đều là quyết định có cân nhắc từ phía cơ quan chức năng. Do đó, mặc dù bị ảnh hưởng lớn nhưng DN vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành. DN đã và đang cố gắng điều chỉnh, thích nghi, nhằm đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Tổng giám đốc kinh doanh Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam (đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh thép) cho biết: Phương án tối ưu được DN lựa chọn chính là sớm bàn bạc với các đối tác để cùng cân đối các loại chi phí, nhằm chia sẻ gánh nặng trong thời điểm khó khăn.

Còn theo đại diện DN chuyên sản xuất, thương mại sản phẩm da, Công ty này dự định sẽ tập trung tăng năng suất, tiết giảm một số loại chi phí có thể. Ví dụ như trước đây, Trưởng xưởng chỉ có trách nhiệm giám sát, trông coi công nhân làm việc tại xưởng thì nay Trưởng xưởng cũng phải trực tiếp tham gia sản xuất, tạo ra sản phẩm thực tế.

Cũng lựa chọn cách làm bớt được đồng nào hay đồng ấy, ông Nguyễn Duy Hùng cho biết, Công ty Chè Mỹ Lâm triển khai thông qua các hoạt động cụ thể. Như trong việc đốt than, Ban lãnh đạo DN sẽ quán triệt, đảm bảo công nhân đốt than đúng kỹ thuật, giảm tiêu hao năng lượng, không để bị rơi vãi, lãng phí. Đối với các thiết bị máy móc sử dụng trong nhà máy, DN cũng chú ý tiết kiệm điện hơn bằng việc ngắt điện toàn bộ số máy móc không sử dụng tới, kể cả trong thời gian ngắn…

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm, giá xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, có tăng, có giảm nhưng chủ yếu dao động ở mức cao. Trước diễn biến này, để góp phần bình ổn giá bán trong nước, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đã phối hợp điều hành giá một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường, đồng thời sử dụng các công cụ tài chính nhằm hạn chế mức tăng giá. Giá xăng sau đợt điều chỉnh ngày 7-7 hiện là 25.640 đồng/lít, trong đó Quỹ Bình ổn chi sử dụng 500 đồng/lít. Mức giá bán lẻ xăng hiện nay đã bao gồm 32,1% thuế và phí, tương đương 8.300 đồng/lít. Theo tính toán, thời điểm ngày 7-7, nếu không tăng giá xăng mà chỉ sử dụng Quỹ bình ổn thì mức giá thiết lập trong lần điều chỉnh trước đó hai tuần (ngày 23-6) chỉ có thể duy trì trong khoảng 40 ngày và Quỹ bình ổn sẽ cạn kiệt (đến cuối tháng 6-2014, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn khoảng 1.500 tỷ đồng).

Theo baohaiquan.vn

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com