Xuất khẩu cao su từ Việt Nam giảm lần đầu tiên trong 6 năm, do tăng trưởng nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Công thương của nước sản xuất cao su lớn thứ ba thế giới cho biết.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ giảm 7%, xuống còn 1 triệu tấn trong năm nay, ông Trần Tuấn Anh cho biết cho một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội hôm 29/7. Đây là sẽ sự sụt giảm lần đầu tiên kể từ năm 2008, Tổng cục thống kê cho biết. Việt Nam sẽ tìm cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất thế giới, và tăng sử dụng nội địa.
Giá cao su kỳ hạn giảm 61%, từ mức cao kỷ lục năm 2011, trong bối cảnh dư cung toàn cầu có thể tăng đến năm 2016. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tuần trước đã hạ thấp ước tính tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, do sự suy yếu mạnh từ Trung Quốc đến Mỹ và xung đột gia tăng nguy cơ tăng giá dầu thô. Trung Quốc cũng sản xuất nhiều cao su tự nhiên.
“Khi nền kinh tế chậm phục hồi, nhu cầu từ khách hàng lớn nhất Việt Nam đang tăng trưởng hạn chế”, ông Anh cho biết. “Ít sử dụng cao su tự nhiên bởi các nhà máy Trung Quốc cũng như sản lượng tại Trung Quốc gia tăng, đang làm giảm nhu cầu nhập khẩu”.
Giá cao su kỳ hạn đạt mức cao nhất mọi thời đại 535,7 yên/kg vào tháng 2/2011 tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, giảm 24% trong năm nay, xuống còn 207,1 yên/kg (tương đương 2.012 USD/tấn).
Nền kinh tế thế giới sẽ tăng 3,4% trong năm 2014, IMF cho biết trong tháng 7, giảm 3,6% so với dự đoán tháng 4. Trung Quốc sẽ tăng 7,4% trong năm nay, tốc độ thấp nhất kể từ năm 1990.
Kích thích kinh tế của chính phủ có thể giúp nhu cầu Trung Quốc hồi phục. Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra chi tiêu đường sắt, cắt giảm dự trữ bắt buộc đối với một số người cho vay và giảm thuế.
Kinh tế tăng trưởng 7,5% trong quý thứ hai so với cùng quý năm ngoái. Tăng trưởng sản xuất trong tháng 7 đạt tốc độ nhanh nhất trong hơn 2 năm, báo cáo cho thấy.
Sản lượng toàn cầu sẽ vượt so với nhu cầu 514.000 tấn trong năm 2014, 328.000 tấn năm 2015 và 202.000 tấn năm 2016, Prachaya Jumpasut, giám đốc quản lý tại Rubber Economist cho biết trong tháng 6. Sản lượng cao su của Việt Nam sẽ tăng 2,2%, lên 970.000 tấn năm nay, Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên, hoặc ANRPC cho biết. Chỉ có Thái Lan và Indonesia sản xuất nhiều.
Những người nông dân tại Việt Nam thu tiền ngay cả sau khi giá giảm. Ở những nơi, năng suất đạt 2 tấn/ha, với 3 ha có thể thu lợi nhuận 30 triệu đồng Việt Nam (tương đương 1.412 USD) mỗi năm, hoặc biên độ 15%, Hiệp hội cao su Việt Nam cho biết.
Sản lượng cao su tự nhiên tại Trung Quốc tăng 6,3%, lên 910.000 tấn trong năm nay, ANRPC cho biết. Nhập khẩu có thể tăng 11%, lên 4,26 triệu tấn, giảm từ mức tăng trưởng hàng năm 14%.
Việt Nam sẽ tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, bằng cách xúc tiến xuất khẩu sang các nước như Ấn Độ và Philippine, ông Anh cho biết. Việt Nam sẽ cố gắng nâng cao năng suất và chất lượng và thúc đẩy sử dụng nội địa, ông cho biết. Trung Quốc đã mua 40% xuất khẩu cao su trong nửa đầu năm 2014, Hải quan Việt Nam cho biết.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong năm nay tăng, sau khi Trung Quốc thiết lập một giàn khoan dầu ở vùng biển tuyên bố chủ quyền của hai nước. Giàn khoan đã được rút và căng thẳng vẫn chưa có tác động đáng kể đến thương mại, ông Anh cho biết.
Việt Nam đang xem xét động thái tham gia Hội đồng cao su ba bên quốc tế. Tập đoàn bao gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia và chiếm gần 70% nguồn cung.
Việt Nam thiếu cơ quan chính thức giám sát kế hoạch sản lượng của những người nông dân, ông Anh cho biết. Hầu hết các nhà sản xuất nhỏ đưa ra quyết định tự phát, dẫn đến diện tích trồng vượt kế hoạch của chính phủ.
Nguồn: Vinanet