Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Đem hàng bỏ cảng

10/10/2014 9:25:17 AM

Lý do khiến nhiều hàng hóa đang ứ đọng tại các cảng biển hiện nay là do chủ hàng không đến lấy hàng. Ở một chiều hướng khác, mong muốn giải phóng hàng tồn của các cảng đang vấp phải quy định về tải trọng.

Theo đại diện Cảng Đình Vũ (Hải Phòng), tính đến ngày 7/10 số hàng tồn đọng tại đây lên đến 646 container với thời gian ứ đọng từ 90 ngày đến... 5 năm. Đặc biệt, trong số đó có 21 container là của Vinashin (nay là SBIC) với nhiều thiết bị đóng tàu đắt tiền, do đã ứ đọng quá lâu nên phần lớn bị hư hỏng, mục nát.

Cũng theo vị đại diện Cảng Đình Vũ này, Cục Hải quan TP. Hải Phòng đã làm việc 2 buổi với Cảng Đình Vũ và một buổi riêng với các cảng trong cụm cảng Hải Phòng để giải quyết hàng tồn đọng, bản thân cảng Đình Vũ cũng đã áp dụng hình thức miễn phí lưu bãi để giải phóng hàng tồn đọng, nhưng xem ra đến nay quá trình này vẫn diễn ra rất chậm.

Cũng trong tình trạng tương tự, ông Ngô Minh Thuấn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, Cảng Cát Lái hiện nay đang gia tăng tình hình ùn ứ hàng hóa, ảnh hưởng đến giao thông tại các cầu cảng. Sản lượng giao hàng lên xe trung bình giảm từ 300-500 teu/ngày. Cùng khó khăn trên, đại diện CTCP Cảng Vũng Áng Việt - Lào cho biết, tình hình ùn tắc hàng hóa hiện nay của cảng là do lượng hàng thiết bị lớn phục vụ dự án Formosa Hà Tĩnh, gây ảnh hưởng đến uy tín của cảng đối với các chủ hàng, chủ tàu truyền thống lâu dài, nhất là hàng hóa quá cảnh của Lào…

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, một cán bộ công tác tại Bộ Giao thông - Vận tải cũng xác nhận, lý do khiến nhiều hàng hóa đang ứ đọng tại các cảng biển hiện nay là do chủ hàng không đến lấy hàng. “Một ngày lưu hàng, không giải phóng hàng cho tàu chở hàng mới thì thiệt hại kinh tế rất ghê gớm. Trong thời gian lưu tại cảng bản thân năng lực kinh doanh của cảng giảm do tàu chiếm dụng và chính chủ tàu cũng phải trả phí”, vị này nói thêm.

Ở một chiều hướng khác, mong muốn giải phóng hàng tồn của các cảng đang vấp phải quy định về tải trọng. Bộ Giao thông - Vận tải đã có nhiều văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị tiếp tục tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ để thực hiện công tác kiểm soát tải trọng một cách đồng bộ.

Đặc biệt là gắn trách nhiệm với người đứng đầu, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiếp tay, thao túng cho việc vận chuyển hàng hóa quá tải trọng. Đến nay, đã có 206/222 cảng ký cam kết không xếp hàng hóa quá tải trọng quy định.

Tuy nhiên, theo đại diện một DN, hầu hết các cảng đều ký cam kết nhưng thực tế không thể quản lý được vấn đề tải trọng này. Ông Thuấn thừa nhận, Cảng Cát Lái không thể kiểm soát được đối với các trường hợp tiêu cực mà sau khi xe đã ra khỏi cảng, trong cảng xe dùng đầu có tải trọng tốt, sức kéo tốt nhưng chỉ ra khỏi cảng lại đổi lại đầu có sức kéo kém hơn; hoặc ở trong cảng có 2 xe container chở hàng nhưng ra khỏi cảng DN lại thuê cẩu gắp sang dồn lại 1 xe…

Theo đại diện Công ty Hải Sơn, để quản lý tải trọng hiệu quả trước hết cần động viên các công ty vận tải giảm bớt lợi nhuận và chấp hành. Bởi thực tế, đây là vấn đề tế nhị khi một số DN vẫn đang vì lợi nhuận vẫn lách bằng cách khi cân tải trọng trong cảng thì đúng, tuy nhiên ra ngoài cảng thì 3 xe lại chuyển thành 2 xe.

Đặc biệt, đại diện Vụ An toàn giao thông (Bộ Giao thông - Vận tải) còn chỉ mặt đọc tên các điểm sang xe thường xuyên diễn ra nhằm tránh cân tải trọng như Cảng Phú Mỹ, bãi khu vực cao tốc Long Thành - Bình Tây, các nhà máy xi măng ở Quảng Ninh, Kinh Môn (Hải Dương), cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân…

Thứ trưởng Bộ Giao thông  - Vận tải Nguyễn Văn Công thừa nhận, hiện nay đang có thực trạng là lãnh đạo Bộ thường xuyên nhận được tin nhắn với nội dung như Hải Phòng làm nghiêm kiểm soát tải trọng còn Quy Nhơn không nghiêm. Tuy nhiên, vài hôm sau lại nhận được tin nhắn ngược lại.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cũng khẳng định, việc linh động 10% hàng quá tải, DN không bị phạt không có nghĩa là vì thế DN sẽ xếp thêm 10% hàng hóa. Bởi đây chỉ là quy định tránh sai số khi cân cũng như áp dụng đối với các loại hàng hóa nguyên kiện, không tháo rời.

“Vì vậy, Bộ Giao thông - Vận tải sẽ thực hiện chủ trương kiểm soát tải trọng một cách kiên quyết, liên tục, bền bỉ để thị trường vận tải đảm bảo tiến độ, an toàn giao thông. Cụ thể, Bộ sẽ đi kiểm tra một số cảng biển, phát hiện  cảng nào có số lượng hàng hóa cao bất thường thì Bộ sẽ đưa vào trường hợp đặc biệt và điều tra xác minh, công tư phân minh không bênh vực bất cứ DN nào ngay cả là DNNN. Đặc biệt, các DN cần chủ động thay đổi mình, đừng trông chờ quá nhiều vào Nhà nước”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công khẳng định.

Theo Thời báo Ngân hàng.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Mỹ đưa ra điều kiện gây bất lợi cho tôm Việt Nam (10/10/2014 9:22:26 AM)
Giá đường có thể hồi phục bởi xu hướng các nhà máy đóng cửa (10/10/2014 9:18:52 AM)
Sẽ tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp vận tải biển (10/9/2014 11:00:09 AM)
Gỡ khó cho doanh nghiệp và cảng biển (10/9/2014 9:55:04 AM)
Kiểm soát đặc biệt các cảng biển có lượng hàng tăng bất thường (10/9/2014 9:49:00 AM)
Dầu thô giảm xuống gần 88 USD do tồn trữ tăng, dự báo tăng trưởng toàn cầu giảm (10/9/2014 9:39:09 AM)
Thị trường đường châu Á: Các nhà máy không chào hàng (10/9/2014 9:20:30 AM)
Cà phê Việt Nam "cứu nguy" cho thị trường thế giới (10/9/2014 9:19:25 AM)
Cơ hội đưa hàng Việt sang Nga (10/9/2014 9:18:26 AM)
Làm đường cao tốc Trung Lương-Cần Thơ có thể tốn tới 24.500 tỉ đồng (10/8/2014 9:44:21 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com