Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Dịch vụ chuyển phát “lạc hậu” đang cản trở TMĐT Việt Nam

10/25/2014 10:04:14 AM

Chất lượng dịch vụ chuyển phát chưa cao là một trong những yếu tố gây cản trở đối với lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam, một lĩnh vực được đánh giá có tiềm năng phát triển rất mạnh trong những năm tới.

Dịch vụ chuyển phát “lạc hậu”

Trong vài năm gần đây, dịch vụ chuyển phát đã phát triển mạnh mẽ. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu năm 2011 của ngành đạt 246,7 triệu USD và năm 2012 đạt 273,7 triệu USD. Ba doanh nghiệp có thị phần lớn nhất là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vnpost), Công ty DHL-VNPT và Công ty Bưu chính Viettel. Mạng lưới chuyển phát đã bao phủ rộng khắp tới tất cả tuyến xã trên cả nước.
 
Tuy nhiên, dịch vụ chuyển phát ở Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thương mại điện tử. Đó là do hệ thống quản lý hàng hóa chuyển phát còn tương đối thủ công, hạ tầng nhà xưởng kho bãi và phương tiện vận chuyển chưa hiện đại, phụ thuộc vào bên thứ ba khi hàng hóa được chuyển phát bằng hàng không, hàng hóa chuyển phát đi quốc tế phụ thuộc trên 95% vào các hãng chuyển phát nước ngoài, đội ngũ lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao…
 
Tính tới đầu năm 2014, có 91 doanh nghiệp đã được cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính. Nhưng trên thực tế, một số doanh nghiệp đã được cấp phép chưa hoạt động hoặc hoạt động không đúng mục đích. Có đơn vị chuyển phát chỉ làm thương mại, liên kết, hợp tác với một số đơn vị chuyển phát lớn rồi kinh doanh trực tuyến hoặc mở văn phòng giao dịch thu gom thư từ, bưu phẩm, bưu kiện… của khách hàng rồi chuyển cho bên đại lý của họ.
 
Trong khi đó, do sức ép hội nhập, các hoạt động giao dịch thương mại đang được dịch chuyển từ phương thức truyền thống (offline) sang thương mại điện tử (online), tức là người tiêu dùng sẽ tương tác thông qua các thiết bị như smartphone, PC...  để mua hàng và nhận hàng từ các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát. Điều này đặt ra cơ hội “bắt tay” giữa doanh nghiệp thương mại điện tử và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát.
 
Hiện nay, quy mô thị trường bán lẻ online vẫn còn khá khiêm tốn so với quy mô bán lẻ nói chung song theo nhận định của các hãng thống kê, tốc độ tăng trưởng sẽ ở mức 2 con số trong 1 - 2 năm tới. Mua sắm trên mạng đang trở thành phương thức mua hàng mới và có sức lan tỏa nhanh. Tiềm năng là vậy song chất lượng dịch vụ chuyển phát chưa cao là một trong những yếu tố chủ yếu khiến cho giá mua sắm trực tuyến không rẻ hơn đáng kể so với mua sắm truyền thống. Đây là một cản trở đối với lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam, một lĩnh vực được đánh giá có tiềm năng phát triển rất mạnh trong những năm tới.
 
Điều này đã được ông Nguyễn Thành Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội thương mại điện tử - Vecom khẳng định: Doanh thu của ngành chuyển phát chỉ khoảng 300-400 triệu USD/ năm - chỉ bằng doanh thu của một  doanh nghiệp. Trong khi đó, tiềm năng của thương mại điện tử sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, do thiếu dịch vụ chuyển phát chuyên nghiệp, tiềm năng của thị trường thương mại điện tử sẽ mãi chỉ là tiềm năng.
 
Cần sự “bắt tay” mạnh mẽ hơn
 
Theo ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, dịch vụ logistics là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong thương mại, đặc biệt là với thương mại điện tử.  Có thể thấy, logistics trong bán lẻ truyền thống sẽ bị thay đổi khi chuyển sang phương thức thương mại điện tử. Trong thương mại điện tử, yếu tố công ty giao nhận là rất quan trọng bởi đây là các trung gian giữa trung tâm phân phối hàng hóa và khách hàng. Do đó, cần quản lý chuỗi giá trị này một cách hiệu quả. Muốn cho dịch vụ khách hàng tốt hơn, giá cả thấp hơn, chất lượng tốt hơn cần sự hỗ trợ của các công ty chuyển phát.
 
Xu hướng mua sắm và bán lẻ online của thị trường Việt Nam đang rất tiềm năng, tuy nhiên các vấn đề như thanh toán, vận chuyển, an ninh an toàn, nhận thức... đang là rào cản lớn cho người tiêu dùng tiếp cận phương thức mua sắm mới. Người tiêu dùng còn nhiều lý do băn khoăn khi mua hàng online đó là quảng cáo không trung thực, dịch vụ vận chuyển giao nhận còn thiếu và yếu (quy cách gói, cước phí...) Đặc biệt, giá cả online không thấp hơn mua trực tiếp, nếu giá không rẻ hơn thì người mua sẽ vẫn trung thành với mua hàng truyền thống.
 
Lý do dịch vụ logistics Việt Nam còn thiếu hiệu quả được ông Nguyễn Tương, trưởng Văn phòng Logistics Việt Nam tại Hà Nội cho biết: Nguyên nhân là do thiếu sự tham gia vào chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các nước khác. Trong khi đó, chi phí bôi trơn trong công tác vận chuyển, kết cấu hạ tầng giao thông không  đồng bộ và đặc biệt là trình độ công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp logistics rất thấp… cũng là những rào cản lớn trong quá trình hội nhập vào thị trường logistics quốc tế của Việt Nam.
 
Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam còn non trẻ nhưng đã đến lúc phải xây dựng một chiến lược phát triển để thương mại điện tử phát triển tương xứng với tiềm năng của mình. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ cần ‘bắt tay” nhau để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng hơn. Rào cản trước mắt là chi phí vận chuyển. Thực tế cho thấy, tỷ lệ chi phí logistics so với GDP của Mỹ chỉ chiếm 8%, hay như Nhật là 9% nhưng ở Việt Nam, con số này lên tới 25%. Do đó, trước hết, cần loại bỏ rào cản về chi phí vận chuyển hàng, từ đó, người tiêu dùng mới thực sự được hưởng lợi và “mặn mà” hơn với thương mại điện tử.
 
Dẫn chứng tầm nhìn của các nước trong khu vực ASEAN trong việc chiếm lĩnh thị trường logistics cho thương mại điện tử, ông Linh cho biết: Singapore Post vừa đầu tư 145 triệu USD vào trung tâm Logistics phục vụ cho thị trường thương mại điện tử, có thể xử lý 100.000 bưu kiện/ngày. Các công ty thương mại điện tử mới nổi như Alibaba cũng đã đầu tư xây dựng trung tâm logistics này do có tầm nhìn về tiềm năng của logistics đối với lĩnh vực thương mại điện tử. Chuyên biệt hóa dịch vụ logistics cho thương mại điện tử đang là xu hướng để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như là cách để các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát bước chân vào miền đất tiềm năng - thương mại điện tử.
 
Theo Tài chính điện tử.
TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển hoàn thiện hệ thống cảng biển (10/25/2014 9:58:04 AM)
Đơn giản hóa thủ tục hải quan nhờ ứng dụng mã vạch (10/24/2014 9:19:13 AM)
DHL, UPS, FedEx Express thâu tóm dịch vụ chuyển phát nhanh (10/24/2014 9:12:15 AM)
Nghịch lý thừa, thiếu cảng biển (10/24/2014 9:09:35 AM)
Bộ GTVT: không được giảm giá dịch vụ cảng biển (10/24/2014 8:58:54 AM)
Tổ công tác liên ngành sẽ thanh tra việc thu phí các đại lý hãng tàu nước ngoài (10/23/2014 10:18:16 AM)
Giấy tờ gì được xử lí trong Cơ chế một cửa? (10/23/2014 9:49:24 AM)
Nhiều nước sử dụng mã vạch trên tờ khai hải quan (10/22/2014 10:00:43 AM)
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành không phải Hải quan quy định (10/21/2014 10:23:39 AM)
Sẽ bổ sung dịch vụ bốc dỡ container vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá (10/21/2014 10:11:44 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com