Dù lực cầu trên thế giới và Việt Nam còn yếu, chi phí lương khá thấp, chi phí điện và nước cạnh tranh đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Việt Nam vẫn giữ vững tăng trưởng xuất khẩu 2 con số.
Phân tích về chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu, thị phần trên toàn cầu, và tỉ lệ tăng trưởng cho thấy Việt Nam đang đi theo mô hình tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu truyền thống. Theo đó, các mặt hàng xuất khẩu ngày càng giảm phụ thuộc vào nguyên liệu thô. Hàng hóa xuất khẩu chỉ đạt giá trị 7 tỉ USD vào năm 1996 nhưng đã nhanh chóng tăng lên đến 132 tỉ USD vào năm 2013. HSBC dự báo xuất khẩu hàng hóa sẽ đạt giá trị 151 tỉ USD vào năm 2014.
Trong bản báo cáo, HSBC cho rằng, thương mại, đặc biệt là các mặt hàng nông nghiệp ngày càng đa dạng và được đầu tư cao cùng sản xuất xuất khẩu, sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi những khó khăn của mình.
Sự tăng nhanh của xuất khẩu và tăng chậm của nhập khẩu đã giúp cán cân thương mại giữ trạng thái dương trong 3 năm qua. Với đà phát triển như hiện nay, dự báo năm 2014 Việt Nam sẽ xuất siêu thương mại 1,8 tỉ USD và trong năm 2015 số xuất siêu sẽ ít hơn, ở mức 0,5 tỉ USD.
Giá dầu thô hiện đang ở mức 86USD/thùng, tương đương mức giảm từ đầu năm đến nay là 19,1%. Việt Nam xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa cao hơn và giá dầu đã đẩy cán cân thương mại dầu về ngưỡng âm trong giai đoạn 2008-2011. Kể từ giai đọan này trở đi thì cán cân thương mại dầu được giữ khá cân bằng.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam nhập siêu dầu 0,6 tỉ USD. Nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể đáp ứng 1/3 nhu cầu tiêu thụ nội địa nếu chạy hết công suất. Nghi Sơn, nhà máy lọc dầu thứ hai với công suất 200.000 thùng một ngày được lên kế hoạch đưa vào hoạt động trong năm 2017. Đến thời điểm đó, HSBC cho rằng, trạng thái cán cân thương mại của Việt Nam trong bối cảnh giá dầu thấp trên thế giới sẽ ở mức trung hoặc dương tính. Trong trung hạn, năng suất lọc dầu được cải thiện sẽ đẩy mạnh vị trí thương mại cũng như quyền lực thương lượng của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Theo báo Hải Quan.