Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất siêu cần bền vững hơn

12/17/2014 9:32:02 AM

Năm 2014 có thể sẽ là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam xuất siêu, với mức xuất siêu khoảng 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, việc xuất siêu chưa bền vững bởi chủ yếu dựa vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nội địa vẫn phải nhập khẩu tỷ lệ lớn nguyên liệu, máy móc để phục vụ sản xuất.

Nội lực còn hạn chế

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 11 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước ước đạt 137 tỷ USD (tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2013) trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 44,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 92,2 tỷ USD. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 11 tháng, ước tính là 135 tỷ USD (tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu là 76,7 tỷ USD; khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu là 58,3 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Như vậy, 11 tháng qua, nền kinh tế Việt Nam đã xuất siêu 2,06 tỷ USD. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu hơn 15,5 tỷ USD, trong khi đó thì doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 13,5 tỷ USD. Theo báo cáo kinh tế-xã hội năm 2014 mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 vừa qua, xuất khẩu của cả nước năm nay có thể đạt khoảng 148 tỷ USD, tăng 12,1% và nhập khẩu khoảng 146,5 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2013. Như vậy, Việt Nam sẽ tiếp tục là nền kinh tế xuất siêu trong năm 2014, với mức là 1,5 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực đang tăng ở mức khá cao, kết quả 11 tháng qua, dệt may đạt 19,2 tỷ USD (tăng 18,2%); giày dép đạt 9,2 tỷ USD (tăng 23%); thủy sản đạt 7,3 tỷ USD (tăng 20,2%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 6,7 tỷ USD (tăng 21,6%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,6 tỷ USD (tăng 13%); cà phê đạt 3,3 tỷ USD (tăng 34,3%)...

Trong đó, hàng xuất khẩu dệt may đang thắng lớn, thậm chí nhiều đơn vị lâm vào tình trạng quá tải bởi đơn hàng về nhiều. Có những đơn vị như: Tổng công ty 28 (Agtex 28), Công ty Cổ phần may Bình Minh… đã nhận đơn hàng đến hết quý II-2015. Thay vì chạy theo số lượng như những năm trước, một số doanh nghiệp đã tính toán lựa chọn những đơn hàng phù hợp với năng lực và thế mạnh của mình nhằm tạo ra giá trị gia tăng ở mức tốt nhất. Đáng chú ý là theo các doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu đang có xu hướng chuyển dịch đơn hàng lớn từ Trung Quốc sang Việt Nam, khiến nhiều đơn vị “cung” không đủ “cầu”.

Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 26,2 tỷ USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2013; tiếp theo là EU đạt 24,8 tỷ USD, tăng 11,4%; ASEAN đạt 17,3 tỷ USD, tăng 3%; Trung Quốc đạt 13,5 tỷ USD, tăng 13,1%; Nhật Bản đạt 13,6 tỷ USD, tăng 9,9%; Hàn Quốc đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,8%. Để tăng cơ hội xuất khẩu, Việt Nam đang rất tích cực tham gia đàm phán 7 hiệp định thương mại tự do cả song phương và đa phương như: Hiệp định kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), ASEAN – EU, Việt Nam - EU, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Liên minh thuế quan Nga - Bê-la-rút - Ca-dắc-xtan…

Nhập siêu có thể sớm quay trở lại

Theo tính toán của Bộ Công Thương sang năm 2015, nền kinh tế của Việt Nam có thể sẽ quay lại giai đoạn nhập siêu. Tỷ lệ nhập siêu có thể bằng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu, dự kiến mức nhập siêu từ 6 tỷ đến 8 tỷ USD.

Lý do bởi, thứ nhất là thành tích xuất siêu thời gian qua chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI, các doanh nghiệp trong nước vẫn nhập siêu. Hiện nay, các doanh nghiệp FDI đã bắt đầu giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu do công suất đã tới giới hạn và lợi nhuận của họ đã ở mức bão hòa với công suất thiết kế. Nếu năm 2012, các doanh nghiệp FDI tăng xuất khẩu 31% thì năm 2013 tăng xuất khẩu chỉ còn 22%, 10 tháng đầu năm 2014 tăng xuất khẩu chỉ là 12%. Mức độ giảm nhanh và liên tiếp cho thấy năng lực sản xuất của doanh nghiệp FDI đang dần đạt đỉnh.

Cũng vì đã đạt đến công suất tối đa nên những mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đã được thành tích cao trong thời gian qua như điện thoại và linh kiện điện tử sẽ không tăng cao trong năm tới. Minh chứng khá rõ là năm 2012, xuất khẩu điện thoại của doanh nghiệp FDI tăng 120% (so với năm 2011), năm 2013 chỉ tăng 43% (so với năm 2012) và 10 tháng đầu năm của 2014, chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013.

Thứ hai là, thời gian tới Việt Nam sẽ tham gia ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và thực hiện đầy đủ hơn các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)... Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đồng thời các doanh nghiệp nội địa cũng sẽ phải chịu sức ép của hàng nhập khẩu từ các nền kinh tế phát triển. Với hàng loạt chính sách miễn thuế, chính sách đầu tư thông thoáng, dịch vụ mở cửa, doanh nghiệp nước ngoài sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam từ đó sẽ có nhu cầu lớn nhập khẩu máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất…

Thứ ba là, năm 2015, theo lộ trình, thêm nhiều tổ máy nhiệt điện bắt đầu chạy sẽ khiến Việt Nam phải nhập than nhiều hơn, trong khi đó ngành than cũng đang giảm xuất khẩu theo chiến lược. Bên cạnh đó, với việc hạn chế xuất khẩu dầu thô, đưa dầu vào phục vụ hoạt động Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại, Việt Nam còn phải nhập khẩu dầu thô từ Nga và các nước Trung Đông về phục vụ Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng sẽ làm tăng nhập khẩu, trong khi xăng dầu thành phẩm chỉ để phục vụ thị trường trong nước.

Một nền kinh tế sản xuất mạnh đương nhiên phải hướng tới mục tiêu xuất siêu. Tuy nhiên, nhập siêu trong một khoảng thời gian ngắn không phải là điều quá lo ngại. Đây có thể coi là thời gian đầu tư của nền kinh tế cho những giai đoạn phát triển mới. Điều quan trọng là phải tăng sức mạnh của doanh nghiệp nội địa, bởi không nền kinh tế nào phát triển bền vững nếu chỉ dựa vào ngoại lực. Doanh nghiệp Việt Nam cần tăng tính chủ động hơn nữa trong quá trình hội nhập, thay thế nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu sản xuất trong nước, tìm kiếm cơ hội để tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Phải làm sao để việc xuất siêu mang tính thực chất, hiệu quả và bền vững hơn.

Theo Báo điện tử Quân đội nhân dân

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Philippines lên kế hoạch nhập khẩu 600.000 tấn gạo vào năm 2015 (12/17/2014 9:27:31 AM)
Ấn Độ tăng mạnh nhập khẩu thanh long của Việt Nam (12/17/2014 9:26:33 AM)
Nhập khẩu từ Nhật Bản tăng ở hầu khắp các mặt hàng (12/17/2014 9:24:38 AM)
Malaysia thành lập Hội đồng xuất khẩu thúc đẩy cạnh tranh (12/16/2014 9:31:55 AM)
Xuất siêu 440 triệu USD nửa cuối tháng 11, thặng dư thương mại tăng lên gần 2,9 tỷ USD (12/16/2014 9:23:20 AM)
Hàng hóa xuất sang Indonesia 10 tháng tăng trên 20% kim ngạch (12/15/2014 10:25:01 AM)
Thị trường xuất khẩu dây điện và cáp điện 10 tháng năm 2014 (12/15/2014 10:23:26 AM)
Xuất khẩu đóng góp xứng đáng vào tăng trưởng kinh tế (12/15/2014 10:21:24 AM)
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm, giá tăng (12/13/2014 9:38:38 AM)
Xuất khẩu xi măng vượt mốc kế hoạch khoảng 4 triệu tấn (12/12/2014 10:11:43 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com