|
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 3,99 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 2,06 tỷ USD, tăng 29,7% so với năm 2013. Việt Nam tiếp tục xuất siêu 1,93 tỷ USD.
Số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong năm 2014 như sau:
Xuất khẩu của Việt Nam sang Úc
Đơn vị tính: USD
Mặt hàng |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Tăng/giảm (%) |
Kim ngạch xuất khẩu |
3.509.422.533 |
3.990.144.154 |
13,7 |
Dầu thô |
1.644.000.472 |
1.853.410.844 |
12,7 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
460.473.180 |
438.184.956 |
-4,8 |
Hàng thủy sản |
189.512.767 |
228.812.361 |
20,7 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
128.685.031 |
157.726.674 |
22,6 |
Giày dép các loại |
108.830.716 |
142.115.319 |
30,6 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
161.366.603 |
137.422.433 |
-14,8 |
Hàng dệt, may |
90.187.779 |
132.262.015 |
46,7 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
101.178.127 |
129.404.174 |
27,9 |
Hạt điều |
97.049.979 |
109.231.975 |
12,6 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
56.331.053 |
93.798.479 |
66,5 |
Sản phẩm từ sắt thép |
66.144.420 |
50.390.025 |
-23,8 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
36.077.470 |
40.580.375 |
12,5 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
28781413.44 |
37.290.949 |
29,6 |
Sắt thép các loại |
16734461.49 |
36.983.303 |
121,0 |
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù |
21.334.778 |
29.736.090 |
39,4 |
Cà phê |
28.415.940 |
29.374.563 |
3,4 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
23.348.381 |
26.162.696 |
12,1 |
Clanhke và xi măng |
- |
20.614.597 |
- |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
17.838.358 |
19.211.529 |
7,7 |
Hạt tiêu |
12.470.404 |
19.013.405 |
52,5 |
Hàng rau quả |
15.993.508 |
17.419.936 |
8,9 |
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ |
- |
17.040.657 |
- |
Sản phẩm từ cao su |
12.169.247 |
13.405.110 |
10,2 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận |
- |
13.004.266 |
- |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
10.455.450 |
12.987.339 |
24,2 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
9.702.942 |
12.800.925 |
31,9 |
Sản phẩm hóa chất |
10.270.227 |
12.265.996 |
19,4 |
Sản phẩm gốm, sứ |
12.889.439 |
11.242.537 |
-12,8 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
9.888.881 |
10.450.856 |
5,7 |
Dây điện và dây cáp điện |
4.813.740 |
8.684.033 |
80,4 |
Gạo |
4.561.100 |
5.102.247 |
11,9 |
Chất dẻo nguyên liệu |
4.915.038 |
4.829.383 |
-1,7 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện |
- |
856.305 |
- |
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Xuất khẩu dầu thô 2014 tăng mạnh trong những tháng đầu năm. 8 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu dầu thô sang Úc tăng 53,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá dầu thô giảm mạnh trong những tháng cuối năm kéo theo kim ngạch dầu thô giảm dần, xuống chỉ còn tăng 12,7% trong khi lượng vẫn tăng mạnh. Dầu thô vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhóm mặt hàng nông sản, thuỷ sản là nhóm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong các nhóm mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Úc, tăng 17,5% so với năm 2013, trong đó hạt tiêu tăng 52,5%, thuỷ sản tăng 20,7%, vượt ngưỡng mục tiêu 200 triệu, hạt điều tuy tăng trưởng 12,6% nhưng là mặt hàng chiếm lĩnh thị trường Úc, chiếm tới 96% thị phần nhập khẩu hạt điều của Úc.
Nhóm mặt hàng công nghiệp chế tạo, chế biến tăng 13,9% so với năm 2013, trong đó một số mặt hàng có tốc độ tăng đột biến như sắt thép tăng 121%, dây điện và dây cáp điện tăng 80,4%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 66,5%, hàng dệt may tăng 46,7%, túi xách, ô, mũ… tăng 39,4%, nguyên phụ liệu dệt may tăng 31,9%, giày dép tăng 30,6%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 22,6%... Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cùng với nhóm hàng điện thoại và linh kiện bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm.
Nhập khẩu của Việt Nam từ Úc
Đơn vị tính: USD
Mặt hàng |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Tăng/giảm (%) |
Tổng kim ngạch nhập khẩu |
1.586.816.928 |
2.057.827.100 |
29,7 |
Lúa mì |
429.722.152 |
452.491.689 |
5,3 |
Kim loại thường khác |
266.867.858 |
377.635.807 |
41,5 |
Phế liệu sắt thép |
193.076.171 |
202.301.434 |
4,8 |
Bông các loại |
83.709.204 |
146.323.601 |
74,8 |
Than đá |
- |
75.029.982 |
- |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
45.152.240 |
48.444.439 |
7,3 |
Quặng và khoáng sản khác |
25.122.338 |
46.194.810 |
83,9 |
Dược phẩm |
42.067.675 |
45.856.160 |
9,0 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
20.795.804 |
40.759.449 |
96,0 |
Sữa và sản phẩm sữa |
18.969.094 |
40.391.702 |
112,9 |
Sản phẩm hóa chất |
35.384.555 |
34.832.347 |
-1,6 |
Hàng rau quả |
24.162.003 |
29.126.832 |
20,5 |
Sắt thép các loại |
19.446.125 |
16.337.183 |
-16,0 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ |
5.790.469 |
15.573.193 |
168,9 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
15.207.430 |
15.524.954 |
2,1 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
26.317.065 |
14.741.359 |
-44,0 |
Chất dẻo nguyên liệu |
4.168.208 |
9.064.569 |
117,5 |
Khí đốt hóa lỏng |
- |
8.709.383 |
- |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
6.528.303 |
8.529.761 |
30,7 |
Sản phẩm từ sắt thép |
8.531.841 |
7.970.172 |
-6,6 |
Chế phẩm thực phẩm khác |
- |
5.173.371 |
- |
Dầu mỡ động thực vật |
3.816.585 |
4.152.901 |
8,8 |
Hóa chất |
6.205.183 |
2.951.556 |
-52,4 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Số liệu thống kê năm 2014 cho thấy kim ngạch nhập khẩu của Việt nam từ Úc tăng mạnh (29,7% với giá trị tuyệt đối tăng 471 triệu USD) so với năm 2013.
Xuất khẩu của Úc sang Việt Nam có xu thế tăng mạnh, đặc biệt đối với một số nhóm hàng là đầu vào cho sản xuất trước đây ta thường nhập khẩu từ Trung Quốc, như chất dẻo nguyên liệu tăng 117,5%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 96%, quặng và khoáng sản khác tăng 83,9%, bông tăng 74,8%,v.v...
Lúa mỳ tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Úc sang Việt Nam (chiếm khoảng 22% kim ngạch xuất khẩu của Úc sang Việt Nam) và vẫn có sự tăng trưởng nhẹ. Trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 452,49 triệu USD, tăng 5,3% so với năm 2013.
Trong khi nhóm mặt hàng tiêu dùng chỉ tăng trưởng nhẹ thì đáng lưu ý sữa và sản phẩm từ sữa tăng mạnh, tăng 112,9% với kim ngạch nhập khẩu là 40,39 triệu USD.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu của Úc sang Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh của các mặt hàng xuất khẩu là “đầu vào” cho sản xuất trong nước để phục vụ cho xuất khẩu hoặc tiêu dùng trong nước. Điều này cho thấy dấu hiệu phục hồi của sản xuất và sức tiêu thụ của nền kinh tế trong nước đang phát triển tốt trở lại.
Theo MOIT/Thương vụ Việt Nam tại Ô-xtơ-rây-li-a
|