|
Trong bối cảnh bị phương Tây cấm vận, Nga đang có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất lớn từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, dường như doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường này.
Điều này thể hiện rất rõ qua kết quả trao đổi thương mại còn khiêm tốn. Năm 2013, theo báo cáo của Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2,76 tỷ USD. Năm 2014, theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại song phương giảm 7,6% so với cùng kỳ, đạt 2,55 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam XK sang Nga đạt khoảng 1,7 tỷ USD, giảm 9,3%; nhập khẩu (NK) từ Nga đạt 820 triệu USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước.
2 tháng đầu năm 2015, kim ngạch thương mại hai nước tiếp tục gặp khó khi tổng kim ngạch XNK ước đạt 309 triệu USD, giảm 24,33% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, XK của Việt Nam đạt 220 triệu USD, giảm tới 25,08%; NK đạt 89,7 triệu USD, giảm 22,42% so với cùng kỳ năm trước.
Về xuất khẩu, trong hai tháng đầu năm nay, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đều giảm ở hầu hết các mặt hàng, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 15%, trong đó xuất khẩu mặt hàng gạo tăng vượt trội, tăng 628,83%, mặc dù chỉ đạt kim ngạch 7,8 triệu USD.
Đáng lưu ý, xuất khẩu sang thị trường Nga thời gian này thiếu vắng các mặt hàng như sắn và các sản phẩm từ sắn, xăng dầu và sản phẩm từ cao su so với cùng kỳ năm 2014.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nga 2 tháng 2015 – ĐVT: USD
|
2T/2015 |
2T/2014 |
% so sánh với cùng kỳ |
Tổng KN |
220.047.438 |
293.724.485 |
-25,08 |
điện thoại các loại và linh kiện |
101.160.761 |
139.678.841 |
-27,58 |
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
28.047.920 |
15.868.013 |
76,76 |
ca phê |
17.613.701 |
21.243.948 |
-17,09 |
hàng thủy sản |
12.774.571 |
13.590.764 |
-6,01 |
hàng dệt may |
7.863.689 |
14.603.526 |
-46,15 |
gạo |
7.802.525 |
1.070.558 |
628,83 |
giày dép các loại |
7.287.317 |
11.592.518 |
-37,14 |
máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng khác |
3.925.054 |
2.124.937 |
84,71 |
chè |
3.204.427 |
3.789.094 |
-15,43 |
hạt điều |
3.020.832 |
7.964.204 |
-62,07 |
hàng rau quả |
2.969.221 |
5.341.355 |
-44,41 |
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù |
2.834.002 |
3.118.037 |
-9,11 |
sản phẩm từ chất dẻo |
1.539.370 |
2.362.368 |
-34,84 |
gỗ và sản phẩm gỗ |
902.911 |
1.935.937 |
-53,36 |
hạt tiêu |
745.316 |
3.001.435 |
-75,17 |
cao su |
405.104 |
1.601.871 |
-74,71 |
sắt thép các loại |
366.276 |
2.512.262 |
-85,42 |
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
321.902 |
1.258.147 |
-74,41 |
sản phẩm gốm, sứ |
191.915 |
631.840 |
-69,63 |
sản phẩm mây,tre, cói thảm |
108.032 |
696.206 |
-84,48 |
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)
Theo Vụ Thị trường châu Âu, trao đổi thương mại hai nước gặp nhiều khó khăn chủ yếu do ở khâu thanh toán bởi các vấn đề như: tỷ giá đồng Rup biến động mạnh, chuyển khoản qua ngân hàng chưa thuận lợi…
Ngoài thương mại, Việt Nam và Nga còn có rất nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Việt Nam đã có các doanh nghiệp sang đầu tư tại Nga về mảng dầu khí như Rusvietpetro, Gazpromviet. Nhiều tập đoàn lớn của Nga cũng đang có các dự án đầu tư hiệu quả vào công nghiệp năng lượng tại Việt Nam như: Gazprom, NK, Rosneft, Zarubezhneft..
Việt Nam - Nga hiện đang đặt mục tiêu đến năm 2020, kim ngạch XNK hai chiều sẽ đạt 10 tỷ USD. Con số này sẽ dễ dàng đạt được nhờ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarus – Kazakhstan (VCUFTA).
Theo ông Konstantin Vasilievich Vnukov - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam - cho biết, Nga đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản và đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có các lĩnh vực sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm... Đầu tư vào nông nghiệp tại Nga không chỉ có Thủ đô Moskva và các vùng lân cận, mà còn có rất nhiều khu vực tiềm năng khác như Viễn Đông, Trung Nga, Siberi… Đây là những vùng đất có diện tích lớn, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, thích hợp cho các dự án nông nghiệp. Hiện, Nga đang chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Để đẩy mạnh hợp tác kinh tế, theo kiến nghị của Vụ Thị trường châu Âu, hai bên cần tích cực thúc đẩy quá trình đàm phán VCUFTA, phấn đấu ký kết chính thức trong nửa đầu năm 2015. Mặt khác, hai nước cố gắng đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác cấp cao Việt – Nga về các dự án đầu tư ưu tiên để xây dựng Danh mục dự án đầu tư ưu tiên có tính khả thi cao. Đồng thời, Việt Nam- Nga cần tiếp tục triển khai kết quả Khóa họp lần thứ 17 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học – kỹ thuật.
Theo Vinanet tổng hợp từ các nguồn Báo Công Thương điện tử, Thống kê Hải Quan
|