Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Myanmar: Thị trường xuất khẩu mới cho VLXD Việt Nam

5/22/2015 11:45:30 AM

Là một quốc gia vừa ra khỏi các lệnh cấm vận, đang ở những bước đầu hội nhập, xây dựng, phát triển nên khả năng tiêu thụ VLXD của Myanmar là rất lớn. Đây cũng là cơ hội cho các DN trong lĩnh vực VLXD Việt Nam.

Trong lĩnh vực VLXD, Myanmar chỉ tự cung, tự cấp, không có nhà đầu tư nước ngoài do việc đầu tư xây dựng cơ bản từ lâu không được quan tâm. Vì thế, chủng loại VLXD tại Myanmar hiện rất nghèo nàn, thiếu đồng bộ. Một công trình xây dựng phải nhập VLXD từ nhiều nguồn, chất lượng không ổn định, giá thành cao.

Hàng năm Myanmar nhập khoảng 29,25 triệu USD xi măng. Về sắt thép, tổng nhu cầu của Myanmar khoảng 500 ngàn tấn/năm, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 1%, còn lại đều nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Về gạch xây dựng, Myanmar tự cung ứng khoảng 70%, còn lại cũng phải nhập. Ngoài ra, các sản phẩm về trang trí nội thất, các thiết bị trong gia đình như bàn ghế, thiết bị trang trí văn phòng… Myanmar cũng đang rất thiếu.

Trong khi đó, với tình hình chung hiện nay doanh nghiệp Việt Nam thừa năng lực sản xuất sản phẩm VLXD, có sản phẩm đa dạng, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, giá cả cạnh tranh. Đây là điều kiện thuận tiện cho sản phẩm VLXD Việt Nam gia tăng sự có mặt tại Myanmar, dù mức độ tăng trưởng chưa cao nhưng Myanmar vẫn được các doanh nghiệp Việt Nam xem là thị trường triển vọng và tiềm năng trong tương lai.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam trong năm 2014, nhóm hàng VLXD xuất khẩu vào Myanmar tăng cao và có dấu hiệu tăng trưởng tốt thời gian qua, trong đó phải kể đến các mặt hàng chủ lực như: sắt thép các loại, dây điện và dây cáp điện, gốm sứ, xi măng và clinker, đồ nội thất... Vì thế nếu hàng VLXD trong nước tận dụng được cơ hội của thị trường Myanmar, kim ngạch xuất hàng hóa sang Myanmar chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai.

Theo Báo điện tử Xây dựng

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Hàn Quốc mở cửa thêm 500 mặt hàng (5/22/2015 11:34:48 AM)
Trung Quốc tăng cường nhập khẩu rau quả Việt Nam (5/21/2015 10:53:26 AM)
Tình hình nhập khẩu dây điện, dây cáp điện của Đài Loan năm 2014 (5/20/2015 11:44:58 AM)
Tình hình xuất khẩu sắn, sản phẩm từ sắn và dự báo (5/20/2015 11:43:31 AM)
Xuất khẩu mặt hàng gạo và ngũ cốc của Việt Nam sang Malaysia (5/20/2015 11:42:37 AM)
Xuất khẩu dầu mỏ của Saudi Arabia tháng 3 cao nhất trong 9 năm (5/20/2015 11:40:44 AM)
Lô hàng thủy sản xuất khẩu đầu tiên được cấp chứng thư điện tử (5/20/2015 11:39:50 AM)
Xuất khẩu cao su Việt Nam tăng 32% trong tháng 4/2015 (5/19/2015 11:40:30 AM)
Điểm danh 14 thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD (5/19/2015 11:37:03 AM)
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (5/19/2015 11:33:08 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com