Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Thương mại Việt Nam – CH Pháp tiếp tục phát triển

6/23/2015 3:02:17 PM

Là quốc gia có diện tích lãnh thổ rộng nhất châu Âu (551.602 km2) và đứng thứ 2 về dân số (khoảng 65 triệu người), trong quan hệ hợp tác và phát triển với Việt Nam, Cộng hòa Pháp luôn song hành vai trò hàng đầu cả về đầu tư (đứng thứ 2, sau Hà Lan) và trao đổi thương mại (thứ 3, sau CHLB Đức và Vương quốc Anh).

Cộng hòa (CH) Pháp là một trong số ít quốc gia Tây Âu sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (12/4/1973).

Những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nhiều nguyên thủ quốc gia của Pháp đã tới thăm chính thức Việt Nam. Ở chiều ngược lại, nhiều lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện các chuyến thăm và làm việc tại Pháp. Từ các chuyến trao đổi đoàn cấp cao, hai nước đã định hình nhiều cơ chế hợp tác thiết thực và cụ thể.

Về đầu tư, Pháp từng nhiều năm đứng đầu các nước châu Âu đầu tư vào Việt Nam và chỉ chịu mất ngôi vị này cho Hà Lan khoảng một thập kỷ trở lại đây. Hiện Pháp là nhà đầu tư lớn thứ 2 của EU và đứng thứ 16/101 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam với 450 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD.

Các lĩnh vực đầu tư của Pháp vào Việt Nam khá đa dạng, trong đó dịch vụ chiếm 52%, công nghiệp 37%, còn lại là nông nghiệp, các lĩnh vực khác và được phân bổ trên 30 địa phương, trong đó nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh (96 dự án), Hà Nội (56 dự án), Đồng Nai (18 dự án), Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Nam mỗi tỉnh 8 dự án...

Một số dự án lớn của Pháp có thể kể đến như: Nhà máy điện Phú Mỹ 2, dự án đường dây viễn thông của Tập đoàn France Telecom, hệ thống phân phối của Tập đoàn Bourbon...

Ngoài những thành tựu về đầu tư và quan hệ thương mại, CH Pháp còn là quốc gia mở ra nhiều lĩnh vực hợp tác khác với Việt Nam về: Văn hóa, khoa học và kỹ thuật; giáo dục và đào tạo; quốc phòng; hợp tác giữa các địa phương, vùng ở mỗi nước... Có thể nói ở tất cả các lĩnh vực hợp tác, các đối tác Pháp đều đã để lại ấn tượng và hiệu quả đối với Việt Nam

Đồng hành với ngôi vị thứ 2 về đầu tư, hàng chục năm nay, Pháp duy trì vị trí là bạn hàng thứ 3 của khối EU (sau Đức và Anh) với Việt Nam. Quan hệ thương mại song phương luôn tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước vượt ngưỡng 2 tỷ USD (cụ thể là 2,080 tỷ USD), trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD, nhập khẩu từ Pháp 980 triệu USD. Tương tự, chỉ số đó tiếp tục bứt phá: năm 2011 là 1,660USD/1,2 tỷ USD; năm 2012 là 2,160 USD/1,590 USD. Hai năm trở lại đây, kinh tế Pháp vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi khủng hoảng một cách bền vững, hoạt động giao thương Việt Nam - Pháp có phần chững lại. Do vậy, kim ngạch xuất nhập nhập khẩu hai chiều năm 2013 và 2014 lần lượt là 3,4 tỷ USD và 3,5 tỷ USD, đều giảm so với năm 2012.

Sang năm 2015, cụ thể là 5 tháng đầu năm 2015, thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam – Pháp đạt 1,5 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Pháp trên 1 tỷ USD, tăng 22,08% so với 5 tháng 2014.

Việt Nam xuất khẩu sang Pháp các mặt hàng điện thoại, giày dép, máy vi tính sản phẩm điện tử, hàng dệt may, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ…. trong đó điện thoại và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chiếm 39,4% tổng kim ngạch, đạt 431 triệu USD, tăng 20,01% so với cùng kỳ; đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng giày dép các loại đạt 162,7 triệu USD, tăng 92,69%; kế đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, đạt 104,1 triệu USD, tăng 111,86% - đây là mặt hàng có tốc độ xuất khẩu tăng mạnh nhất.

Nhìn chung, 5 tháng 2015, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Pháp còn khiêm tốn, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 40%. Ngược lại số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng âm chiếm tới 60%, trong đó chủ yếu là nhóm hàng nông sản và mặt hàng gạo là giảm mạnh nhất, giảm tới 83,01% và cao su giảm 52,62%...

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang thị trường Pháp 5 tháng 2015 – ĐVT: USD

Mặt hàng
KNXK 5T/2015
KNXK 5T/2014
+/- (%)
Tổng cộng
1.093.384.929
895.596.162
22,08
điện thoại các loại và linh kiện
431.094.033
359.205.039
20,01
Giày dép các loại
162.768.335
84.473.737
92,69
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
104.184.383
49.176.040
111,86
hàng dệt, may
83.914.541
65.759.489
27,61
Hàng thủy sản
43.820.246
55.545.900
-21,11
Gỗ và sản phẩm gỗ
41.411.697
44.223.015
-6,36
Cà phê
34.576.628
49.068.321
-29,53
Túi xách, ví vali, mũ, ô dù
33.331.717
27.254.570
22,30
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
16.607.330
18.401.891
-9,75
Sản phẩm từ chất dẻo
16.108.547
19.115.673
-15,73
phương tiện vận tải khác và phụ tùng
14.826.313
8.005.146
85,21
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
13.567.014
14.794.808
-8,30
Hạt tiêu
10.477.107
9.229.909
13,51
Hạt điều
5.973.823
9.687.414
-38,33
Đồ chơi,dụng cụ thể thao và bộ phận
5.241.680
4.363.808
20,12
nguyên phụ liệu dệt, may, da , giày
4.695.985
4.097.600
14,60
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
4.667.105
7.144.525
-34,68
Hàng rau quả
3.975.526
4.281.713
-7,15
Sản phẩm từ sắt thép
3.036.015
4.068.834
-25,38
Sản phẩm mây, tre, cói, thảm
2.600.328
2.732.748
-4,85
Sản phẩm gốm, sứ
2.183.651
3.390.538
-35,60
Cao su
1.773.775
3.743.914
-52,62
Sản phẩm từ cao su
1.585.197
1.893.715
-16,29
dây điện và dây cáp điện
995.755
768.889
29,51
Gạo
199.268
1.172.848
-83,01

Ngày 29/5/2013, hai nước Việt Nam – CH Pháp đã kỷ niệm tròn bốn thập niên thiết lập quan hệ ngoại giao tại Paris, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Jean Ayrault đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong đó có nội dung nổi bật “...Pháp và Việt Nam ưu tiên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Hai nước cam kết tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường, đầu tư kinh doanh...”.

Đây là cơ sở để có thể tin tưởng rằng: Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Pháp sẽ tiếp tục phát triển và Pháp vẫn sẽ giữ thứ hạng cao trong quan hệ EU -Việt Nam. Thậm chí, Pháp có thể tăng tốc, vượt lên khi FTA giữa EU - Việt Nam được ký kết.

Theo Vinanet/Báo Công thương điện tử
TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Cuộc đua kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam - Ai sẽ thắng? (6/19/2015 10:50:15 AM)
Thị trường có định giá sai cổ phiếu cảng biển? (6/19/2015 10:46:02 AM)
Tôm, cá cũng oằn mình cõng phí (6/19/2015 10:40:20 AM)
Vải đạt chuẩn phải bán vội cho Trung Quốc (6/19/2015 10:36:55 AM)
Một số chính sách kinh tế của Australia trong năm 2015 (6/19/2015 10:35:02 AM)
Quan hệ thương mại song phương Việt Nam- Tanzania (6/19/2015 10:34:21 AM)
Trung Quốc và Nhật Bản thúc đẩy hợp tác kinh tế và tài chính (6/19/2015 10:32:25 AM)
Xuất khẩu chậm đè nặng triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật (6/19/2015 10:31:00 AM)
Giá chè Bangladesh giảm tuần thứ ba liên tiếp (6/19/2015 10:28:07 AM)
Mỹ thay công nghệ chip điện tử cho thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ (6/15/2015 10:09:27 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com