Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu thủy sản giảm – những tồn tại và giải pháp khắc phục

1/6/2016 10:16:57 AM

Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, 11 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy sản sụt giảm 16,85% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 6 tỷ USD. Ước XK thủy sản tháng 12 đạt 531 triệu USD, đưa giá trị XK năm 2015 đạt 6,53 tỷ USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất tiêu thụ các loại thủy sản của Việt Nam, chiếm 19,96% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước, đạt 1,2 tỷ USD trong 11 tháng, sụt giảm 23,92% so với cùng kỳ năm ngoái; tiếp đến thị trường Nhật Bản với 946,22 triệu USD, chiếm 15,77%; giảm 13,96%; Hàn Quốc đạt 516,88 triệu USD, chiếm 8,61%, giảm 13,75%; Trung Quốc 405,76 triệu USD, chiếm 6,76%, giảm 6,37%.  

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khiến sản xuất thủy sản không đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra. Đặc biệt, ngành Thủy sản đang tồn tại hai vấn đề lớn:

Thứ nhất là khả năng cạnh tranh của sản phẩm, điều này phụ thuộc vào giá thành và chất lượng. Muốn phát triển hơn nữa ngành Thủy sản phải giảm giá thành và nâng cao chất lượng, nếu không giảm được giá thành thì sẽ bị thụt lùi.

Nếu như năm 2012 sản lượng giảm vì dịch bệnh thì năm nay sản lượng giảm lại do thị trường. Không phải vì thị trường thế giới co lại mà chính là sản phẩm Việt Nam không cạnh tranh được. Nếu chúng ta tăng sản lượng nuôi trồng thêm nữa cũng không xuất khẩu được vì lỗ. Điều quan trọng hiện nay là phải điều chỉnh cơ cấu, nâng cao hiệu quả.

Thứ hai là tính bền vững trong khai thác. Chúng ta phải làm sao để ứng phó với tình hình ô nhiễm vì ô nhiễm góp phần dẫn tới dịch bệnh. Còn trên biển, với cơ cấu tàu thuyền, cung cách đánh bắt như hiện tại thì hiệu quả ngành khai thác sẽ giảm, giảm sản lượng, giảm thu nhập từ khai thác.

Trước những tồn tại đó, năm 2016, ngành Thủy sản cần tiếp tục tăng cường những giải pháp phù hợp để đối phó với khó khăn đặt ra, đặc biệt đối phó với những khó khăn về thị trường xuất khẩu và môi trường. Đi đôi với đó là tăng cường thực hiện các giải pháp mang tính nòng cốt nhằm tạo sự chuyển biến mạnh trong toàn ngành, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành Thủy sản.

Mấu chốt là chuyển giao khoa học kỹ thuật

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, kế hoạch trong năm 2016, sẽ triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng về phát triển nuôi trồng thủy sản trong chiến lược phát triển ngành, trong đó có 8 dự án giống giai đoạn 2016-2020; xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án tôm – lúa.

Song song đó, tiếp tục rà soát các quy hoạch, kế hoạch, quy định về nuôi trồng thủy sản, kiểm tra phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh, quản lý giống thủy sản, quản lý cá tra, thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường. Đi đôi với đó là tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu, tránh trú bão theo quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; triển khai thực hiện quy hoạch phát triển khai thác xa bờ toàn quốc đến năm 2020, định hướng 2030.

Bên cạnh những giải pháp quan trọng đó, theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, để ngành Thủy sản khắc phục những tồn tại và phát triển bền vững trong hội nhập, giải pháp mấu chốt vẫn là chuyển giao khoa học kỹ thuật để giảm giá thành sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Đối với vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Thủy sản tổng rà soát chương trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) để điều chỉnh chính sách này hợp lý hơn. Khi áp dụng VietGap trong nuôi trồng thì sẽ tăng hàm lượng giá trị gia tăng. Thực tế, thời gian qua chương trình này hơi phức tạp, hơi “hàn lâm” nên khó đi vào cuộc sống, khó áp dụng và chi phí thực hiện cao.

Ngoài ra, để giảm giá thành trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cũng cho rằng, tháng 6 là thời kỳ tôm Ấn Độ thu hoạch rộ nên các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều từ Ấn Độ, trong khi đó tháng 7 tôm Việt Nam mới thu hoạch, do đó vào tháng 7 giá tôm Việt Nam bị giảm giá mạnh. Vì vậy, kinh nghiệm năm 2016, kết hợp với diễn biến thời tiết, Tổng cục Thủy sản sẽ chỉ đạo điều chỉnh mùa vụ thả sớm hơn năm trước một tháng để tranh thủ thị trường. Đồng thời, phát triển mạnh tôm sinh thái và tôm công nghệ cao.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2015

ĐVT: USD

Thị trường

 

 11T/2015

 

11T/2014

 +/- (%) 11T/2015 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

       6.000.867.317

       7.217.269.320

-16,85

Hoa Kỳ

       1.197.579.750

       1.574.110.834

-23,92

Nhật Bản

          946.223.575

       1.099.764.866

-13,96

Hàn Quốc

          516.881.369

          599.286.053

-13,75

Trung Quốc

          405.755.007

          433.366.184

-6,37

Thái Lan

          195.270.248

          165.580.982

+17,93

Anh

          181.409.761

          168.012.209

+7,97

Canada

          176.441.807

          243.236.888

-27,46

Đức

          175.702.349

          217.363.133

-19,17

Australia

          158.971.933

          213.454.845

-25,52

Hà Lan

          155.319.778

          198.074.378

-21,59

Hồng Kông

          134.392.270

          135.107.410

-0,53

Đài Loan

          109.179.350

          131.697.343

-17,10

Italia

          106.941.126

          127.671.028

-16,24

Bỉ

          101.023.697

          134.673.413

-24,99

Mexico

            99.864.600

          108.292.377

-7,78

Pháp

            99.040.744

          131.361.390

-24,60

Singapore

            93.707.988

            97.367.448

-3,76

Tây Ban Nha

            84.644.947

          112.383.531

-24,68

Nga

            73.327.157

            95.065.568

-22,87

Braxin

            67.282.314

          118.538.889

-43,24

Malaysia

            66.526.567

            64.986.195

+2,37

Philippines

            65.873.824

            61.058.307

+7,89

Ả Rập Xê út

            63.741.699

            60.749.149

+4,93

Ai Cập

            60.222.710

            67.737.145

-11,09

Colombia

            57.920.461

            65.825.921

-12,01

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

            49.780.727

            56.678.419

-12,17

Bồ Đào Nha

            40.914.706

            50.377.401

-18,78

Israel

            36.520.862

            39.291.521

-7,05

Thuỵ Sĩ

            34.569.849

            63.541.164

-45,59

Đan Mạch

            27.379.538

            37.532.590

-27,05

NewZealand

            20.220.910

            20.239.735

-0,09

Ấn Độ

            18.165.771

            14.975.243

+21,31

Pakistan

            17.180.237

            16.153.798

+6,35

Ba Lan

            17.133.391

            25.573.704

-33,00

Campuchia

            15.909.634

            14.802.042

+7,48

Thuỵ Điển

            15.402.965

            16.539.133

-6,87

Séc

            14.396.957

            11.159.210

+29,01

Cô Oét

            11.502.652

            11.569.075

-0,57

Hy Lạp

              9.561.454

            12.552.613

-23,83

Ucraina

              8.532.475

            35.368.903

-75,88

I rắc

              8.092.570

              6.464.089

+25,19

Thổ Nhĩ Kỳ

              7.027.119

              6.448.283

+8,98

Rumani

              5.832.400

              8.885.426

-34,36

Indonesia

              2.504.114

              4.897.783

-48,87

Brunei

              1.229.337

              1.285.000

-4,33

Theo nhanhieuviet/Bộ Công Thương

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Xuất khẩu hạt tiêu 11 tháng đầu năm tăng 2,83% kim ngạch (12/31/2015 2:41:30 PM)
Đến 15-12: Tổng kim ngạch hàng hóa XNK đạt hơn 312,87 tỷ USD (12/31/2015 2:37:30 PM)
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường New Zealand tăng trưởng (12/30/2015 11:10:54 AM)
Xuất khẩu dệt may: Nhiều nỗi lo trong “cuộc chơi” TPP (12/30/2015 11:09:06 AM)
Thị trường xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2015 (12/30/2015 11:07:13 AM)
Xuất khẩu thủy sản có thể đạt 7,12 tỷ USD trong năm 2016 (12/30/2015 10:57:56 AM)
Năm 2016 xuất khẩu gạo Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ sẽ thế nào? (12/30/2015 10:56:45 AM)
Những mặt hàng nhập khẩu chính 11 tháng năm 2015 (12/30/2015 10:52:34 AM)
Xuất khẩu cá tra năm 2016: “Đừng quan tâm nhiều vào thị trường Mỹ“ (12/28/2015 10:49:47 AM)
Những mặt hàng nhập khẩu chính 11 tháng năm 2015 (12/25/2015 10:38:18 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com