Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Ngành công nghiệp khai khoáng giảm mạnh nhất từ đầu năm 2016

4/7/2016 11:13:37 AM

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 03/2016 và quý I/2016, theo đó đáng chú ý là trong tháng này ngành công nghiệp khai khoáng giảm 4,5%, mức giảm cao nhất từ đầu năm 2016.

Giá dầu giảm kéo doanh thu khai khoáng giảm

Theo báo cáo, IIP tháng 03/2016 ước tính tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 4,5% (riêng khai thác dầu thô giảm 6,4%); công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 12,2%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,5%.

Tính chung quý I/2016, IIP tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2015 (IIP quý I/2015 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó: Ngành khai khoáng tăng 7,1%; ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 12%; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 6,7%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,9%, đóng góp 5,6 điểm phần trămtrong mức tăng chung; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 13,1%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 1,2%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm mức tăng chung.

Giá dầu thô giảm liên tiếp đã ảnh hưởng nhiều tới nguồn thu của ngành khai khoáng

Có thể thấy rằng, trong quý I/2016, ngành khai khoáng có tháng thứ 3 giảm liên tiếp. Đây cũng là nguyên nhân khiến, IIP quý I/2016 giảm so với cùng kỳ. Trong đó, nguyên nhân sâu xa vẫn là viêc giá dầu liên tiếp giảm trong thời gian qua khiến doanh thu của ngành công nghiệp khai khoáng giảm mạnh.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất quý I tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 23,1%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 14,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,1%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 12,5%; dệt tăng 12%; sản xuất đồ uống tăng 10,9%. Kéo theo đó là một số sản phẩm có tốc độ tăng cao là: Ti vi tăng 43,1%; thép thanh, thép góc tăng 32,2%; thép cán tăng 23,7%; ô tô tăng 22,3%; sữa bột tăng 19,9%; thức ăn cho gia súc tăng 16,7%...

Quảng Nam dẫn đầu cả nước về tăng trưởng công nghiệp

Thứ tự xếp hạng IIP của các địa phương trong tháng 03 và quý I/2016 không có nhiều thay đổi. Quảng Nam tiếp tục dẫn đầu cả nước với tốc độ tăng 36,6%. Tiếp đến là Thái Nguyên tăng 30,3%; Hải Phòng tăng 14,5%; Cần Thơ tăng 11,5%; Hải Dương tăng 9,6%; Hà Nội tăng 8,7%; Đà Nẵng tăng 8,2%; Đồng Nai tăng 8%; Bình Dương tăng 7,1%; TP. Hồ Chí Minh tăng 5,7%...

Báo cáo cũng cho thấy, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 02/2016 giảm 24,1% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ 2 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm 2015, như: Dệt tăng 43,4%; sản xuất kim loại tăng 24,5%; sản xuất đồ uống tăng 15,6%...

Trong khi đó, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/03/2016 tăng 8,7% so với cùng thời điểm năm 2015, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm: Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 3,8%; sản xuất thiết bị điện giảm 4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 4,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 13,5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm 15,6%; sản xuất kim loại giảm 16,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 52,2%; sản xuất thuốc lá giảm 57,9%...

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/03/2016 tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 1,4%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 4,1% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 8%. Tại thời điểm trên, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,4% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 6,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,3%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,8%.

Lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/3/2016 so với cùng thời điểm năm trước của một số địa phương như sau: Thái Nguyên tăng 35,9%; Vĩnh Phúc tăng 15,4%; Đồng Nai tăng 8,1%; Bình Dương tăng 7%; Quảng Nam tăng 6,9%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 4,3%; Đà Nẵng tăng 4,2%; Quảng Ninh tăng 4%; Hải Dương tăng 3,3%; Hải Phòng tăng 3,1%; Cần Thơ tăng 1,8%; Hà Nội tăng 1%; TP. Hồ Chí Minh tăng 0,6%; Quảng Ngãi tăng 0,3%; Bắc Ninh giảm 2%.

Theo kinhtevadubao.vn

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Thị trường Việt Nam trong tương lai sẽ là nền thương mại điện tử (4/7/2016 10:58:24 AM)
Thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua cá tra (4/7/2016 10:56:55 AM)
Giá hạt điều đang ở mức cao nhất trong 10 năm qua (4/5/2016 10:21:32 AM)
Indonesia áp thuế chống bán phá giá thêm 5 năm với thép Việt (4/4/2016 10:32:38 AM)
Doanh nghiệp Trung Quốc “xí phần” TPP (4/4/2016 10:29:07 AM)
Nhật viện trợ cho Campuchia 182 triệu USD để thực hiện 3 mục tiêu (4/4/2016 10:25:57 AM)
Kết nối cảng biển với đường bộ, đường sắt và đường thủy (4/1/2016 10:14:40 AM)
Xơ, sợi dệt xuất khẩu tăng cả lượng và trị giá (3/31/2016 11:34:53 AM)
Sản lượng sản xuất của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2011 (3/31/2016 11:33:53 AM)
Nam Phi - đối tác lớn nhất của Việt Nam ở châu Phi (3/31/2016 11:30:55 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com