Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Liên kết hay là… chết

8/29/2016 8:19:53 AM

ĐTTC đã có nhiều bài viết phản ánh lĩnh vực logistics tại Việt Nam đang là miếng bánh béo bở đối với doanh nghiệp (DN) nước ngoài. Vì thế, việc Samsung chính thức bước chân vào lĩnh vực này càng tạo sức ép cạnh tranh lên DN logistics nội địa vốn đang yếu thế và xem ra khó khăn càng thêm chồng chất.

Khi quyết định liên doanh với CTCP Logistics Hàng không (ALS – Aviation Logistics Service) để tham gia mảng kinh doanh logistics tại ga sân bay Nội Bài (Hà Nội), Samsung SDS (một công ty con của Tập đoàn Samsung), cho biết họ đã nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực logistics tại thị trường Việt Nam với mức tăng trưởng 15-20% mỗi năm. Bước đầu, Samsung SD sẽ phụ trách phần dịch vụ logistics, bao gồm vận chuyển trong nước và quốc tế, kho bãi và tìm kiếm khách hàng. ALS sẽ đóng góp bằng mạng lưới khách hàng nội địa truyền thống và tìm kiếm thêm khách hàng. Đây là liên doanh thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á của Samsung SDS. Trước đó, công ty này đã liên doanh với Acutech - công ty dịch vụ vận tải lớn nhất của Thái Lan. Thực tế, việc các tập đoàn lớn của nước ngoài rót vốn đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này ở Việt Nam là xu hướng hiện nay. Có thể kể vài tên tuổi lớn như DHL Sypply Chain, Maersk Logistics, APL Logistics, Nippon Express, Expeditors, Panalpina, Agility, DHL, Global Forwarding, DGF…

Các báo cáo phân tích gần đây của giới chuyên gia đã vẽ ra triển vọng của ngành logistics ở Việt Nam là rất lớn. Tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đã tăng đến 24%. Hoạt động của logistics đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thuận lợi hóa thương mại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay. Tuy vậy, chi phí logistics ở Việt Nam hàng năm lên đến 37-40 tỷ USD, ở mức cao nhất trên thế giới, chiếm 25% GDP. Điều này đã làm giảm tính cạnh tranh về chi phí của các DN Việt Nam. Đáng nói triển vọng lớn của ngành này lại đang phần lớn rơi vào tay của khối ngoại, xuất phát từ sự yếu kém của các DN logistics nội địa. Đánh giá về các DN logistics tại Việt Nam, Viện Nomura (Nhật Bản) cho rằng mới đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường logistics.

Ước tính, ở Việt Nam hiện có khoảng 2.000 DN đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics, đa số là DNNVV với khoảng 300.000 khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ này. Trong đó, số DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chỉ khoảng 3-4% nhưng đang chiếm đến 80% thị phần logistics tại Việt Nam. Đơn cử như tại TPHCM, các DN nước ngoài chiếm lĩnh đến 80% dịch vụ logistics, từ xây dựng cho đến các đại lý, làm cầu nối dịch vụ logistics, thiết lập mạng lưới vận tải cho hàng hóa xuất nhập khẩu… Trong khi đó, phần lớn DN logistics của Việt Nam có quy mô nhỏ, chủ yếu tham gia một số công đoạn cơ bản của hoạt động logistics như dịch vụ cảng, bốc dỡ, mua bán cước đường biển, hàng không, xe container, khai thuê các thủ tục thông quan. Vì thế không nhiều công ty đủ năng lực đảm nhận toàn bộ chuỗi cung ứng bao gồm vận chuyển đường bộ, kho bãi, đóng gói, thuê tàu… Đến nay, vẫn chưa có DN nội địa nào có năng lực đủ mạnh để tham gia cung ứng dịch vụ logistics hoặc cung ứng dịch vụ vận tải tổng hợp tại nước ngoài, hay đủ tầm kinh doanh logistics theo đúng nghĩa của nó. Hơn nữa, các công ty logistics của Việt Nam chưa có hệ thống đại lý ở nước ngoài, nên thường xuyên gặp khó khăn khi khách hàng cần dịch vụ tích hợp từ đường biển, hàng không cho tới đường bộ ở nước ngoài.

Bất cập nữa là hầu hết DN Việt Nam chỉ làm đại lý cấp 2, cấp 3, thậm chí cấp 4 cho các công ty toàn cầu. Điều này lý giải vì sao thị phần của DN nội trong các dịch vụ vận chuyển quốc tế, vận tải container quốc tế, mạng lưới vận chuyển rất thấp. Năng lực yếu khiến DN trong nước chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu nội địa, và cũng chỉ có khả năng ở một vài ngành dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ logistics. Trong khi đó, các DN logistic nước ngoài đã tiến đến đáp ứng dịch vụ logistics bên thứ tư (4PL), hoặc cung ứng dịch vụ logistics bên thứ năm (5PL) để tăng khả năng kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng. Logistics vẫn đang được xếp vào nhóm ngành dịch vụ công nghiệp mà hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) diễn ra khá sôi động ở Việt Nam. Vì vậy, việc các nhà đầu tư ngoại tấn công vào thị trường logistics ở Việt Nam thông qua M&A để thâu tóm thị phần là khó tránh khỏi.

Trước tình trạng các DN logistics trong nước không thể cạnh tranh với khối ngoại, các DN nội không còn con đường nào khác là phải liên kết với nhau thành chuỗi cung ứng nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững, phải chủ động liên kết với thị trường logistics quốc tế. Vấn đề đặt ra, việc liên kết giữa các DN logistics nội địa lâu nay vẫn được cho là khá lỏng lẻo, mạnh ai nấy làm, thậm chí cạnh tranh gay gắt với nhau. Và đây chính là bài toán cần sớm có lời giải của khối nội nếu không muốn… chết trước sức ép cạnh tranh của khối logistics ngoại.

Theo Sài Gòn đầu tư.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Chi phí logistics sẽ giảm, tương đương 18% GDP (8/29/2016 8:15:38 AM)
Hải quan TP.HCM: Xử lý hàng tồn đọng, ngăn chặn hàng lậu (8/22/2016 11:43:11 AM)
Samsung tấn công mảng logistics hàng không Việt Nam (8/22/2016 11:30:21 AM)
Kết nối thông tin kiểm tra chuyên ngành để rút ngắn thời gian thông quan (8/18/2016 9:45:51 AM)
Cải cách Hải quan: Hàng lậu không thoát được 'mắt thần' (8/18/2016 9:42:02 AM)
Tăng năng suất lao động lên 800% với robot nhà kho của Mỹ (8/18/2016 9:39:22 AM)
Hơn 140.000 hồ sơ được thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia (8/12/2016 4:03:52 PM)
Bộ GTVT: Cần đánh giá lại việc di dời cảng biển (8/12/2016 3:57:40 PM)
Triển khai Cơ chế một cửa Quốc gia tại tất cả cảng biển (8/10/2016 10:16:24 AM)
Xử lý gần 500 container lốp xe ô tô cũ NK (8/10/2016 10:12:41 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com