|
Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba và là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm trở lại đây đạt 23,4%/năm.
Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đạt 34,4 tỷ USD, tăng 29,2% so với năm 2014. Tính đến hết tháng 7/2016, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 23,54 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt trên 6 tỷ USD (tăng 37%), nhập khẩu từ Hàn Quốc trị giá 17,5 tỷ USD (tăng 7,5%); tức là nhập siêu từ Hàn Quốc trị giá 11,47 tỷ USD (giảm 3,5%).
Với thế mạnh về nguyên nhiên liệu, công nghiệp nhẹ và nông sản, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc những mặt hàng như: dệt may, dầu thô, hàng thủy sản, xơ sợi dệt các loại, gỗ và các sản phẩm gỗ… Ngược lại, Hàn Quốc có thế mạnh xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị các loại, linh kiện điện thoại…
Đáng chú ý là trong 7 tháng đầu năm nay, hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu đều đạt mức tăng trưởng dương như: nhóm hàng điện thoại và linh kiện tăng mạnh 178,5% đạt 1,51 tỷ USD; hàng dệt may tăng 13,7%, đạt 1,07 tỷ USD; máy vi tính điện tử tăng 80%, đạt 666,43 triệu USD; máy móc thiết bị tăng 44%, đạt 348,5 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 19%, đạt 327 triệu USD; thủy sản tăng 2%, đạt 312 triệu USD.
Ông Myoung – Jin Shin, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc (KOIMA) - cho hay: “Trong số các nước thành viên ASEAN, Việt Nam hiện là đối tác thương mại đứng thứ hai của Hàn Quốc. Việt Nam cũng là 1 trong 4 thị trường chiến lược giúp thúc đẩy các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc, đồng thời tập trung kết nối các nhà sản xuất với người mua hàng”.
Theo dự báo từ phía Hàn Quốc, quy mô thương mại giữa hai nước sẽ tăng thêm 150 triệu USD/năm trong vòng 15 năm từ khi FTA có hiệu lực. Sự tăng trưởng này được dự đoán dựa trên cơ sở, các cam kết cắt giảm thuế quan của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) sâu hơn FTA Hàn Quốc - ASEAN. Cụ thể, Việt Nam cam kết cắt giảm 89,2% số dòng thuế, trong khi Hàn Quốc cam kết tới 95,4%. Điều đáng nói là số dòng thuế phía Hàn Quốc cắt giảm cho Việt Nam nhiều hơn số dòng thuế họ cắt giảm cho các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan... khoảng 5%, giúp tăng đáng kể sức cạnh tranh và khả năng thâm nhập của hàng Việt vào thị trường Hàn Quốc. Chưa kể, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và Hàn Quốc mang tính bổ sung chứ không cạnh tranh càng tạo tiền đề tốt cho việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại.
VKFTA bao trùm lên nhiều nội dung như quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, các biện pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật thương mại… Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp hai nước sẽ tận dụng cơ hội này để đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao mới.
Sau khi hiệp định VKFTA có hiệu lực, Hàn Quốc sẽ nhập khẩu nông sản từ Việt Nam tăng 37%, lớn hơn nhiều so với kỳ vọng, trong đó các mặt hàng hoa quả, rau, củ tăng 26%.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng |
7T/2016 |
7T/2015 |
+/- (%) 7T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch |
6.033.256.125 |
4.400.467.219 |
+37,10 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
1.510.323.854 |
542.271.331 |
+178,52 |
Hàng dệt may |
1.066.241.612 |
937.754.020 |
+13,70 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
666.425.899 |
370.454.655 |
+79,89 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
348.466.787 |
241.785.121 |
+44,12 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
326.975.808 |
274.795.199 |
+18,99 |
Hàng thuỷ sản |
311.904.705 |
305.748.216 |
+2,01 |
Giày dép các loại |
198.528.777 |
193.564.087 |
+2,56 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
151.975.598 |
171.574.689 |
-11,42 |
Xơ sợi dệt các loại |
140.286.334 |
112.947.382 |
+24,21 |
Máy ảnh,máy quay phim và linh kiện |
106.055.311 |
83.504.273 |
+27,01 |
Túi xách, va li, mũ, ô dù |
71.900.740 |
62.433.436 |
+15,16 |
sản phẩm từ chất dẻo |
69.008.007 |
45.778.138 |
+50,74 |
Sắt thép các loại |
57.530.288 |
26.116.966 |
+120,28 |
Hàng rau qủa |
53.062.470 |
41.865.441 |
+26,75 |
Dây điện và dây cáp điện |
49.157.588 |
40.242.783 |
+22,15 |
Sản phẩm hoá chất |
46.830.463 |
26.589.955 |
+76,12 |
Sản phẩm từ sắt thép |
46.227.625 |
43.716.555 |
+5,74 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
44.920.172 |
62.936.014 |
-28,63 |
Dầu thô |
42.140.938 |
56.444.362 |
-25,34 |
Nguyên phụ liệu dệt may da giày |
37.979.972 |
34.583.148 |
+9,82 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác |
37.839.930 |
42.754.108 |
-11,49 |
Cà phê |
31.657.738 |
32.347.198 |
-2,13 |
Hạt tiêu |
26.822.183 |
28.634.231 |
-6,33 |
Cao su |
25.894.851 |
23.072.104 |
+12,23 |
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc |
21.861.211 |
13.009.776 |
+68,04 |
sản phẩm từ cao su |
20.665.303 |
19.903.611 |
+3,83 |
Xăng dầu |
15.380.803 |
9.222.673 |
+66,77 |
Hoá chất |
14.963.162 |
12.758.669 |
+17,28 |
Đồ chơi,dụng cụ thể thao và bộ phận |
13.813.672 |
10.027.204 |
+37,76 |
Sắn và sản phẩm từ sắn |
12.463.048 |
16.276.420 |
-23,43 |
Thuỷ tinh và sản phẩm từ thủy tinh |
9.890.881 |
13.861.171 |
-28,64 |
Thức ăn gia súc |
9.559.890 |
10.136.861 |
-5,69 |
Đá qúi, kim loại quí và sản phẩm |
8.989.376 |
6.009.118 |
+49,60 |
Phân bón các loại |
8.792.231 |
21.465.961 |
-59,04 |
sản phẩm gốm, sứ |
8.791.652 |
10.854.583 |
-19,01 |
Sản phẩm mây, tre, cói thảm |
7.077.070 |
5.878.336 |
+20,39 |
Chất dẻo nguyên liệu |
4.786.811 |
6.404.747 |
-25,26 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
4.472.763 |
5.085.743 |
-12,05 |
Than đá |
3.142.439 |
17.575.300 |
-82,12 |
Quặng và khoáng sản khác |
1.968.440 |
5.881.167 |
-66,53 |
Theo Vinanet.
|