Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Trung Quốc dựng thêm rào cản gạo Việt

9/26/2016 10:24:40 AM

Ngày 19-9, ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), một doanh nghiệp xuất khẩu gạo chính ngạch đi Trung Quốc - cho biết thị trường này lại đưa ra thêm một số quy định gây khó cho gạo Việt Nam.

Cụ thể, đối với loại gạo kích thước nhỏ (không phải xin hạn ngạch - quota), trước đây chỉ có quy định dài dưới 6 mm, nay thêm ngang không quá 2 mm. Đây là loại gạo Trung Quốc mua để chế biến bột, bún, bánh…. Phía Việt Nam thường bán loại gạo Hàm Châu hoặc Sóc Miên nhưng bề ngang loại gạo này phổ biến từ 2,3-3 mm. Theo ông Đôn, phía Trung Quốc rất thích loại gạo này do tỉ lệ thu hồi bột cao nên giá mua gần nhất khoảng 400 USD/tấn, cao hơn so với gạo IR50404.

Tuy nhiên, với quy định mới, thương nhân Trung Quốc nếu muốn nhập khẩu tiếp loại gạo này phải “mua” quota ở phía họ với chi phí khá cao. Ước tính, nếu phải “mua” quota, thương nhân Trung Quốc phải giảm 30% giá mua gạo.

Do quota nhập khẩu gạo tính trên khối lượng nhập nên thương nhân Trung Quốc thường dùng để mua những loại có giá trị cao như gạo thơm, hạt dài. Trong cơ cấu gạo xuất khẩu sang Trung Quốc, phân khúc gạo kích thước nhỏ chiếm khoảng 10%. Do tắc đầu ra, gạo Hàm Châu nội địa đã giảm từ 8.900-9.000 đồng/kg xuống còn khoảng 8.200 đồng/kg và rất khó tiêu thụ, trong khi đang vào vụ thu hoạch.

Ngoài ra, tấm xuất khẩu đi Trung Quốc vừa có thêm quy định mới là không có tối đa 40 hạt bông cỏ/kg. Để đáp ứng được yêu cầu này, doanh nghiệp xuất khẩu phải thêm khâu xử lý tách màu với chi phí vài trăm đồng/kg khiến giá thành đội lên, giảm sức cạnh tranh.

“Phía cơ quan quản lý Trung Quốc ngày càng muốn nâng chất lượng gạo nhập khẩu, trong khi thương nhân của họ lại muốn giá rẻ nên doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam rất khó khăn để đáp ứng, nhất là trong điều kiện sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ như hiện nay” - ông Đôn phân tích.

Chiều cùng ngày, lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xác nhận thông tin trên nhưng không bình luận thêm. Trong khi đó, một cán bộ Cục Bảo vệ thực vật (cơ quan đàm phán nghị định thư xuất khẩu gạo sang Trung Quốc) cho biết chỉ phụ trách về kiểm dịch thực vật, kiểm soát sâu bệnh, xử lý dịch hại còn những quy định trên thuộc lĩnh vực chất lượng, phẩm cấp gạo.

Vài năm gần đây, thị trường Trung Quốc chiếm tới 50% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (bao gồm cả tiểu ngạch) nhưng từ đầu năm 2016 đến nay, thị trường này có xu hướng giảm nhập từ Việt Nam. Theo ước tính của VFA, thị trường này giảm nhập chính ngạch 13%, tiểu ngạch giảm đến 30%.

Theo Người lao động.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Châu Á thành điểm đến cho công ty giao hàng quốc tế (9/26/2016 10:22:23 AM)
Tám tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 223,55 tỷ USD (9/26/2016 10:18:13 AM)
Campuchia sắp tung ra gói cho vay đặc biệt để bình ổn giá gạo (9/17/2016 10:46:53 AM)
Làm nông trại trên container - Giải pháp chống lãng phí cho ngành vận tải biển (9/16/2016 9:38:36 AM)
Thương mại điện tử Việt kém cạnh tranh vì logistics (9/16/2016 9:20:46 AM)
Xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn (9/16/2016 9:18:13 AM)
Cụm cảng Cái Lân: Dịch vụ và hạ tầng sau cảng không theo kịp quy mô cảng (9/9/2016 2:03:06 PM)
Giá sữa thế giới thoát đáy nhưng vẫn thấp (9/9/2016 1:40:15 PM)
Kim ngạch xuất khẩu sang Bỉ tăng trưởng (9/9/2016 1:37:36 PM)
Anh có thể trở thành địa chỉ đầu tư kém hấp dẫn (9/9/2016 1:33:38 PM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com