Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu dệt may chỉ tăng 5,5%

10/6/2016 2:53:01 PM

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu dệt may chỉ đạt mức tăng trưởng khá thấp, xoay quanh 5-5,5%. Điều này đã khiến cho mục tiêu xuất khẩu 31 tỷ USD trong năm 2016 nhiều khả năng không hoàn thành.

Xuất khẩu dệt may trong tháng 8 đạt 2,47 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng đầu năm 2016 lên 15,64 tỷ USD, tăng 5,5% (tương đương tăng 812 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015.

Dù vẫn tăng trưởng nhưng mức tăng trưởng này chỉ bằng ½ so với năm 2015 (năm 2015 tăng trưởng hơn 10%). Nguyên nhân của tình trạng này theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) là do tình hình kinh tế thế giới bất ổn đã tác động mạnh đến xuất khẩu của Việt Nam. Các thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản sức mua cũng hạn chế.

Đặc biệt, ngành dệt may chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các nước trong khu vực như Campuchia, Myanmar, Bangladesh. Nhiều đơn hàng đã dịch chuyển sang các thị trường này khiến cho nhiều doanh nghiệp “ăn đong”, thậm chí thiếu đơn hàng.

Nhiều nước đang tập trung nguồn lực, có cơ chế chính sách để phát triển ngành dệt may trong khi đó, chính sách trong nước không “nuôi dưỡng” mà lại gây áp lực tới doanh nghiệp như việc tăng lương tối thiểu và một số quy định kiểm tra chuyên ngành không hợp lý.

Theo các chuyên gia trong ngành, nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu toàn ngành khó đạt được 29 tỷ USD chứ chưa nói tới mục tiêu 31 tỷ USD đưa ra hồi đầu năm. 

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS nhấn mạnh, dệt may đang cần trợ sức để vượt qua khó khăn hiện tại và đề xuất, Chính phủ và các bộ, ngành thống nhất quy hoạch và cấp phép các khu công nghiệp dệt may lớn từ 500-1.000ha để kêu gọi và thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất sợi, vải, nhuộm hoàn tất. 

Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi vay khi doanh nghiệp đầu tư vào trung tâm xử lý nước thải tại các khu công nghiệp này; phát triển nâng cấp cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông giữa các khu công nghiệp dệt may lớn với các cảng, trung tâm giao nhận hàng xuất nhập khẩu nhằm giảm chi phí vận chuyển.

Về phía doanh nghiệp, để cạnh tranh với các nước trong khu vực cần phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, chọn nguồn nguyên liệu tốt, giảm chi phí sản xuất và tập trung làm hàng FOB thay vì chỉ gia công đơn thuần như trước đây.

Theo Báo Hải Quan

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Viêt Nam liên tục xuất siêu vào Philippines (10/3/2016 11:01:18 AM)
Hàng hóa nhập từ Hàn Quốc chiếm 18% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước (10/3/2016 10:56:00 AM)
Xuất khẩu cá ngừ tháng 8 tăng 10% (10/3/2016 10:53:58 AM)
Tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước trong Liên minh Kinh tế Á-Âu (10/3/2016 10:50:17 AM)
9 tháng, xuất khẩu da giày tăng 7% (10/3/2016 10:47:34 AM)
Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ nhiều mặt hàng có lợi thế (10/3/2016 10:45:41 AM)
Xuất khẩu sang Hàn Quốc 8 tháng đầu năm 2016 tăng trưởng (9/29/2016 2:04:43 PM)
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 9 tháng đạt 23,3 tỷ USD (9/29/2016 2:02:51 PM)
Nông nghiệp tăng trưởng dương trở lại, xuất siêu 5,6 tỷ USD (9/29/2016 2:01:29 PM)
Đáng sợ nạn nhập chất thải trái phép! (9/26/2016 11:16:54 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com