Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nhật Bản tăng nhập khẩu rau củ, hải sản từ Việt Nam

3/26/2011 9:39:32 AM

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật, do có đặc thù riêng, nên việc xuất hàng sang Nhật có thể tăng sau thảm hoạ hôm 11.3 của nước này.

 

Ông Phạm Văn Phụng, giám đốc công ty cổ phần nông sản thực phẩm Lâm Đồng cho biết, khoảng một tuần nay xuất khẩu các loại rau củ tươi cấp đông đi Nhật tăng thêm trên 10% do đối tác ở Nhật yêu cầu đột xuất. Ông Phụng cho biết, nhu cầu tăng một phần do Nhật thiếu nguồn rau trong nước sau những ngày động đất, sóng thần, phần khác do nguồn rau mà Nhật nhập từ Trung Quốc bị thiếu hụt khi một số vùng rau của Trung Quốc vừa gặp hạn hán.

 

Đứng đầu là nông, thuỷ sản

 

Theo đánh giá của một cơ quan nghiên cứu của bộ Công thương, xuất khẩu các mặt hàng nông, thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản có thể tăng bởi ảnh hưởng của động đất và rò rỉ phóng xạ từ nhà máy hạt nhân Fukushima ở đông bắc làm nguồn cung tại chỗ của Nhật giảm.

 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bởi hàng hoá, nhất là thực phẩm vào Nhật phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất khắt khe.

 

Do nhà máy điện hạt nhân ở tổ hợp Fukushima Daiichi bị hư hỏng hoặc ngừng hoạt động nên nhu cầu sử dụng dầu, than đá để phát điện sẽ tăng lên, Nhật Bản cũng có thể sớm phải nhập khẩu nhiên liệu ít lưu huỳnh, khí đốt tự nhiên hoá lỏng và than đá để đáp ứng nhu cầu điện của cả nước.

 

Cho tới khi hoàn thành công cuộc tái thiết, Nhật Bản sẽ vẫn có nhu cầu lớn về nhập khẩu nhiên liệu khoáng sản, đặc biệt là nguyên vật liệu và dầu thô. Người dân Nhật sẽ không cắt giảm chi tiêu với những mặt hàng tiêu dùng như dệt may, da giày, giấy, sản phẩm gỗ, sản phẩm chất dẻo...

 

Lo ngại thiếu nguồn hàng điện tử

 

Cá nhập từ Nhật rất ít

 

Trước mối lo ngại về cá Nhật nhập khẩu đang được bày bán trong các siêu thị Co.opmart, bà Bùi Hạnh Thu, phó tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết trước đây có nhập khẩu từ Nhật, nhưng sau này ở các nước có nguồn cá tương tự, giá tốt hơn nên Saigon Co.op chuyển qua đặt hàng ở đó. Vì thế, tuy theo thói quen gọi tên là cá nục hay cá saba Nhật, nhưng cá nục nhập từ Đài Loan, cá hồi, cá saba từ Na Uy.

 

Bộ phận thu mua của hệ thống siêu thị Big C cũng xác nhận, các mặt hàng có nguồn gốc từ Nhật chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thực phẩm tươi sống, chế biến của siêu thị, hầu như không đáng kể và đến giờ không thấy nhà cung cấp thông báo đột xuất gì về nguồn hàng. Cá saba bán trong Big C được nhập từ Nhật trước cả tháng khi động đất xảy ra ở Nhật. Còn cá hồi, cá ngừ đại dương nhập từ châu Âu.

Tình trạng mất điện đã buộc các nhà sản xuất ôtô và hàng điện tử tiêu dùng lớn của Nhật phải ngừng sản xuất. Việc đóng cửa các xí nghiệp sản xuất linh kiện điện tử và máy tính của Toshiba và Fujitsu đã gây nên những lo ngại về việc nguồn hàng cung cấp bị gián đoạn kéo dài. Các nhà máy này phải mất thời gian dài mới khôi phục lại như trước đây.

 

Thông tin từ cơ quan thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, một loạt các công ty có thương hiệu lớn đã phải đóng cửa nhà máy ở vùng trung tâm của thảm hoạ như: Sony, Toyota Motors, Canon, Nissan Motors, Fuji Industries, Fujitsu… Tại Sendai, trung tâm lớn về công nghiệp ở cả vùng, đặc biệt là công nghiệp điện tử, ôtô, chất tẩy rửa và mỹ phẩm, bia, thì “không nhà máy nào còn nguyên vẹn và chưa biết bao giờ mới khôi phục”. Tình hình này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam.

Thứ trưởng bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho hay, thảm hoạ động đất và sóng thần ảnh hưởng đến cả hai chiều với Việt Nam. Một mặt, Việt Nam thiếu nguồn cung từ Nhật nhưng mặt khác, Nhật sẽ có nhu cầu lớn nhập khẩu hàng điện tử từ các doanh nghiệp Nhật sản xuất tại Việt Nam để bù đắp lượng thiếu hụt.

 

Bộ Công thương cho rằng, việc nhập khẩu từ Nhật, thì hai nhóm mặt hàng là ôtô và linh kiện, máy tính điện tử và linh kiện sẽ bị ảnh hưởng mạnh vì các nhà máy sản xuất ôtô, điện tử của Nhật Bản đã đóng cửa tại khu vực bị ảnh hưởng của thảm hoạ. Ngoài ra, các mặt hàng khác như hoá chất, sản phẩm hoá chất, nguyên liệu chất dẻo, xăng dầu được cung cấp từ các nhà máy lọc hoá dầu của Nhật Bản có thể sẽ giảm, ảnh hưởng đến nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có thể nhập khẩu từ các nước khu vực xung quanh các mặt hàng này.

 

Theo SGTT

TIN LIÊN QUAN
Xuất khẩu rau và hoa quả tăng trưởng khá, đạt gần 1,5 tỷ USD (12/31/2014 10:31:26 AM)
Nhập khẩu hàng rau, quả tiếp tục tăng kim ngạch (10/10/2014 9:17:22 AM)
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh (8/16/2014 9:16:00 AM)
Xuất khẩu sắn 3 tháng đầu năm giảm cả về lượng và kim ngạch (5/14/2014 10:00:20 AM)
Nhiều mặt hàng rau, củ Đà Lạt tăng giá (4/23/2014 9:46:54 AM)
Triển vọng sản xuất nông thủy sản toàn cầu giai đoạn 2013-2022 (3/28/2014 10:08:23 AM)
Trữ lượng hải sản biển Việt Nam trên 4 triệu tấn (3/14/2014 10:07:37 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Năm 2013, xuất khẩu sắn ước đạt 3,1 triệu tấn (1/6/2014 10:17:19 AM)
Khan hiếm hải sản cận tết (12/26/2013 10:33:09 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Trung Quốc sẽ tăng hơn 10 lần thuế xuất khẩu đất hiếm (3/26/2011 9:38:55 AM)
Xuất khẩu đồ gỗ: Ăn đong nguyên liệu (3/26/2011 9:38:31 AM)
Nhập khẩu sữa, ô tô tăng mạnh (3/26/2011 9:37:11 AM)
Xuất khẩu của Nhật có thể giảm mạnh do động đất (3/25/2011 10:19:25 AM)
Ngừng áp thuế chống phá giá giày da VN là phù hợp (3/25/2011 10:17:59 AM)
Kim ngạch xuất khẩu quí I/2011 đạt 19,2 tỷ USD (3/25/2011 10:15:29 AM)
Tồn kho dầu thô của Hoa Kỳ tăng do nhập khẩu tăng (3/25/2011 10:14:48 AM)
Thị trường xuất khẩu hàng mây, tre, cói tháng 1/2011 (3/25/2011 10:14:24 AM)
Nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại của Việt Nam năm 2010 tăng cả về lượng và trị giá (3/25/2011 10:13:55 AM)
Việt Nam kiểm soát thực phẩm nhập từ Nhật Bản (3/25/2011 10:13:20 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com